Là ngôi chùa nổi tiếng nhất của vùng đất Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn tọa lạc ở độ cao 106m trên đỉnh núi Thiên Ấn bên tả ngạn sông Trà Khúc. Con đường đi lên chùa men theo sườn núi, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ với cảnh quan rất hấp dẫn.Theo sử sách ghi lại, chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều Tăng Ni, Phật tử và trở nên nổi tiếng.Từ năm 1695 đến nay chùa cũng trải qua 7 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959, 1992, 2000, trong đó vào năm 1959 chùa đã được xây dựng lại gần như toàn bộ do bị hư hỏng nặng nề năm 1947.Ngày nay ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc cân xứng và hài hòa với điểm nhấn là nhiều tượng Phật, Bồ tát bề thế và uy nghiêm.Chùa được xây dựng theo hình chữ khẩu, trung tâm là Chính điện, đến quảng sân nhỏ, đến nhà phương trượng, hai bên là nhà Tây, nhà Đông, nhà kho, nhà bếp. Trước chính điện có lầu chuông và lầu trống đối xứng qua trục đạo.Chính điện của chùa có tên gọi là Đại hùng Bửu điện, được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa là điện thờ Phật, có tượng Phật Thích Ca và tượng A-di-đà.Chùa Thiên Ấn còn lưu giữ một chiếc chuông lớn (đại hồng chung) có tên là Chuông Thần.Chuông thần cũng với một giếng nước sâu gọi là Giếng Phật trong sân chùa gắn với nhiều huyền thoại được người dân trong vùng lưu truyền qua nhiều thế hệ.Phía Đông chùa Thiên Ấn là khu tháp mộ gìn giữ pháp thân của tổ khai sơn và các vị sư tổ, sư trụ trì đã viên tịch qua các thời kỳ.Từ đỉnh núi nơi đặt chùa Thiên Ấn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi bên dòng sông Trà Khúc - dòng sông hợp với ngọn núi thành cặp biểu tượng sơn thủy thiêng liêng trong tâm thức người dân nơi đây.
Là ngôi chùa nổi tiếng nhất của vùng đất
Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn tọa lạc ở độ cao 106m trên đỉnh núi Thiên Ấn bên tả ngạn sông Trà Khúc. Con đường đi lên chùa men theo sườn núi, xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ với cảnh quan rất hấp dẫn.
Theo sử sách ghi lại, chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am tĩnh mịch, sau đó dần dần trùng tu, mở rộng, thu hút được nhiều Tăng Ni, Phật tử và trở nên nổi tiếng.
Từ năm 1695 đến nay chùa cũng trải qua 7 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827, 1910, 1918, 1959, 1992, 2000, trong đó vào năm 1959 chùa đã được xây dựng lại gần như toàn bộ do bị hư hỏng nặng nề năm 1947.
Ngày nay ngôi chùa là một tổng thể kiến trúc cân xứng và hài hòa với điểm nhấn là nhiều tượng Phật, Bồ tát bề thế và uy nghiêm.
Chùa được xây dựng theo hình chữ khẩu, trung tâm là Chính điện, đến quảng sân nhỏ, đến nhà phương trượng, hai bên là nhà Tây, nhà Đông, nhà kho, nhà bếp. Trước chính điện có lầu chuông và lầu trống đối xứng qua trục đạo.
Chính điện của chùa có tên gọi là Đại hùng Bửu điện, được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa là điện thờ
Phật, có tượng Phật Thích Ca và tượng A-di-đà.
Chùa Thiên Ấn còn lưu giữ một chiếc chuông lớn (đại hồng chung) có tên là Chuông Thần.
Chuông thần cũng với một giếng nước sâu gọi là Giếng Phật trong sân chùa gắn với nhiều huyền thoại được người dân trong vùng lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Phía Đông chùa Thiên Ấn là khu tháp mộ gìn giữ pháp thân của tổ khai sơn và các vị sư tổ, sư trụ trì đã viên tịch qua các thời kỳ.
Từ đỉnh núi nơi đặt chùa Thiên Ấn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi bên dòng sông Trà Khúc - dòng sông hợp với ngọn núi thành cặp biểu tượng sơn thủy thiêng liêng trong tâm thức người dân nơi đây.