Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tếng bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 19, được tu bổ qua nhiều thời kỳ và mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.
Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m. Vật liệu xây chùa là xi măng và gỗ quý.Chính điện của chùa được bài trí trang nghiêm, mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.
Nhà thờ Tổ có phong cách tương tự, là nơi lưu giữ nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu.
Mỗi gian chùa gây ấn tượng mạnh với màu vàng óng được thếp trên các tác phẩm điêu khắc. Đáng chú ý hơn cả là những đôi cột rồng làm bằng gỗ quý, tạo tác theo kiểu "thượng thu hạ cách".Chùa Vĩnh Tràng có trên 60 tượng Phật, La hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng ố quỷ giá của Phật giáo Việt Nam.
Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa,tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.
Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.Trước chùa có hai cổng tam quan xây theo kiểu cổ lầu rất tinh xảo.
Bề mặt cổng được cẩn đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp. Với các giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng là điểm đến rất hẫm dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm TP Mỹ Tho.
Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tếng bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 19, được tu bổ qua nhiều thời kỳ và mang một lối kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.
Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m. Vật liệu xây chùa là xi măng và gỗ quý.
Chính điện của chùa được bài trí trang nghiêm, mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.
Nhà thờ Tổ có phong cách tương tự, là nơi lưu giữ nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu.
Mỗi gian chùa gây ấn tượng mạnh với màu vàng óng được thếp trên các tác phẩm điêu khắc. Đáng chú ý hơn cả là những đôi cột rồng làm bằng gỗ quý, tạo tác theo kiểu "thượng thu hạ cách".
Chùa Vĩnh Tràng có trên 60 tượng Phật, La hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng ố quỷ giá của Phật giáo Việt Nam.
Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa,tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên.
Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
Trước chùa có hai cổng tam quan xây theo kiểu cổ lầu rất tinh xảo.
Bề mặt cổng được cẩn đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp.
Với các giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng là điểm đến rất hẫm dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm TP Mỹ Tho.