Trong con hẻm 79/30 Phú thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).Khu lăng mộ được xây từ ngày Bá hộ Xường qua đời, nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc độc đáo.Ngôi nhà mộ được xây dựng kiên cố với kiến trúc khối hình chữ nhật mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ. Công trình này có ba cửa, một cửa vòm chính giữa và hai cửa phụ ở hai bên.Trên vòm cửa có một chữ Hán là chữ Lý được đắp nổi, là biểu tượng cho dòng họ Lý.Hai bên hông của nhà mộ còn được thiết kế ba cửa vòm nhằm tạo sự thông thoáng và đưa ánh sáng tự nhiên vào trong.Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường. Trước mộ có hai bức bức tượng người, gồm một nam một nữ, mang tên là Lương Phước Thắng và Kiều Thoại Hương. Giữa hai bức tượng là hương án bằng đá, phía trên có lư hương cũng bằng đá được tạo dáng đẹp và chạm khắc công phu. Sau lư hương là bia trước của ngôi mộ.Mộ Bá hộ Xường có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc.Trên đầu các trụ là hình dĩa quả với các loại: xoài, mãng cầu, dứa… là những loại trái cây quen thuộc ở mảnh đất phương Nam lúc đó.Trên thành mộ là các tấm đá được chạm khắc rất sống động với hình ảnh của những con vật gần gũi với người Việt như: dê, khỉ, thỏ, ngựa, hươu…Các trụ cột vuông ở bốn góc cũng được đẽo, gọt, chạm khắc rất tỉ mỉ.Sau mộ cũng có hương án và bia, với kích thường lớn hơn phía trước mộ. Văn bia có hơn 300 chữ Hán khắc chìm vào đá với nội dung tóm tắt về tiểu sử, sự nghiệp và những tiếc nối của gia đình đối với ông Lý Tường Quang.Trần nhà mộ được trang trí khá tinh tế, ở giữa là một hình chữ nhật, bên trong trang trí hoa văn, phía ngoài có bốn hình tròn dạng bông cúc đối xứng ở bốn cạnh tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho không gian kiến trúc.Sân trước nhà mộ còn có hai ghế đá tựa lớn đặt ở hai bên, làm nơi nghỉ cho người nhà họ Lý khi đến thăm mộ. Hai chân trước của ghế được tạo dáng giống như hai chân trước của con sư tử.Mái nhà mộ được lợp ngói ống màu xanh. Trên đỉnh mái ngói có hình bán nguyệt lớn, bên trong đắp nổi một số hình như: bát nhang, lọ hoa, dĩa trái cây, hai bên là hai đầu rồng bằng gốm sứ.Trong khuôn viên khu lăng mộ còn mộ của vợ Bá hộ Xường bà Nguyễn Thị Lâu. Ngôi mộ này nằm song song và cách nhà mộ khoảng 2 mét về phía bên phải.Tuy không lớn như mộ ông Lý nhưng mộ bà Nguyễn Thị Lâu lại có nét đẹp độc đáo riêng. Mộ gồm có các bộ phận như: tường bao mộ, sân mộ, bia trước mộ, nấm mộ và bia sau mộ. Tất cả đều được tạo tác bằng đá một cách giàu nghệ thuật.Cả hai ngôi mộ của ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quần thể công trình này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2009.
Trong con hẻm 79/30 Phú thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định).
Khu lăng mộ được xây từ ngày Bá hộ Xường qua đời, nằm trên một diện tích rộng khoảng 200m2, gồm có cổng, tường bao, nhà mộ và mộ phần với những nét kiến trúc độc đáo.
Ngôi nhà mộ được xây dựng kiên cố với kiến trúc khối hình chữ nhật mang phong cách phương Tây kết hợp với trang trí họa tiết truyền thống của vùng đất Nam Bộ. Công trình này có ba cửa, một cửa vòm chính giữa và hai cửa phụ ở hai bên.
Trên vòm cửa có một chữ Hán là chữ Lý được đắp nổi, là biểu tượng cho dòng họ Lý.
Hai bên hông của nhà mộ còn được thiết kế ba cửa vòm nhằm tạo sự thông thoáng và đưa ánh sáng tự nhiên vào trong.
Trong nhà mộ là ngôi mộ bằng đá của Bá hộ Xường. Trước mộ có hai bức bức tượng người, gồm một nam một nữ, mang tên là Lương Phước Thắng và Kiều Thoại Hương. Giữa hai bức tượng là hương án bằng đá, phía trên có lư hương cũng bằng đá được tạo dáng đẹp và chạm khắc công phu. Sau lư hương là bia trước của ngôi mộ.
Mộ Bá hộ Xường có hình chữ nhật cao 0,77m; rộng 2,45m; dài 3,64m; trên cùng được phủ cát vàng, bốn góc có 4 cột trụ. Toàn bộ ngôi mộ là một tác phẩm điêu khắc đá rất đặc sắc.
Trên đầu các trụ là hình dĩa quả với các loại: xoài, mãng cầu, dứa… là những loại trái cây quen thuộc ở mảnh đất phương Nam lúc đó.
Trên thành mộ là các tấm đá được chạm khắc rất sống động với hình ảnh của những con vật gần gũi với người Việt như: dê, khỉ, thỏ, ngựa, hươu…Các trụ cột vuông ở bốn góc cũng được đẽo, gọt, chạm khắc rất tỉ mỉ.
Sau mộ cũng có hương án và bia, với kích thường lớn hơn phía trước mộ. Văn bia có hơn 300 chữ Hán khắc chìm vào đá với nội dung tóm tắt về tiểu sử, sự nghiệp và những tiếc nối của gia đình đối với ông Lý Tường Quang.
Trần nhà mộ được trang trí khá tinh tế, ở giữa là một hình chữ nhật, bên trong trang trí hoa văn, phía ngoài có bốn hình tròn dạng bông cúc đối xứng ở bốn cạnh tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho không gian kiến trúc.
Sân trước nhà mộ còn có hai ghế đá tựa lớn đặt ở hai bên, làm nơi nghỉ cho người nhà họ Lý khi đến thăm mộ. Hai chân trước của ghế được tạo dáng giống như hai chân trước của con sư tử.
Mái nhà mộ được lợp ngói ống màu xanh. Trên đỉnh mái ngói có hình bán nguyệt lớn, bên trong đắp nổi một số hình như: bát nhang, lọ hoa, dĩa trái cây, hai bên là hai đầu rồng bằng gốm sứ.
Trong khuôn viên khu lăng mộ còn mộ của vợ Bá hộ Xường bà Nguyễn Thị Lâu. Ngôi mộ này nằm song song và cách nhà mộ khoảng 2 mét về phía bên phải.
Tuy không lớn như mộ ông Lý nhưng mộ bà Nguyễn Thị Lâu lại có nét đẹp độc đáo riêng. Mộ gồm có các bộ phận như: tường bao mộ, sân mộ, bia trước mộ, nấm mộ và bia sau mộ. Tất cả đều được tạo tác bằng đá một cách giàu nghệ thuật.
Cả hai ngôi mộ của ông Lý Tường Quan và bà Nguyễn Thị Lâu đều là di sản quý giá về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và chạm khắc trang trí của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Quần thể công trình này đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2009.