Nằm ở thành phổ cổ Trier của Đức, cổng thành Porta Nigra là một cổng thành còn khá nguyên vẹn, có quy mô đồ sộ bậc nhất của đế chế La Mã còn tồn tại đến nay.Tên gọi Porta Nigra có nguồn gốc từ thời Trung cổ do màu tối của công trình. Tên nguyên gốc của cổng thành đã bị lãng quên sau khi đế chế La Mã sụp đổ.Theo các nhà sử học, cổng thành Porta Nigra được xây dựng vào khoảng giữa năm 186 - 200 bằng đá sa thạch xám.Kiến trúc ban đầu của cổng thành là hai tòa tháp tòa tháp bốn tầng, có mặt cắt như gần hình bán nguyệt ở phía bên ngoài, được kết nối bằng những hành lang ở các tầng trên, phía dưới là vòm cổng.Porta Nigra là một phần của một hệ thống thành lũy hình chữ nhật có bốn cổng nhằm bảo vệ thành phố trước sự xâm nhập của các bộ lạc miền Bắc.Trong nhiều thế kỷ, cánh cổng to lớn này đã có vai trò như một cổng chào của thành phố.Trong những năm đầu thời Trung Cổ, cổng Porta Nigra đã bị bỏ hoang. Một phần đá của công trình bị lấy đi để xây dựng các tòa nhà khác.Vào năm 1028, nhà tu hành người Hy lạp Simeon đã chọn cổng Porta Nigra làm nơi tu ẩn sĩ. Sau khi ông qua đời, cổng thành được tu sữa lại thành nhà thờ.Năm 1802, Napoleon Bonaparte ra lệnh giải thể nhà thờ ở Porta Nigra và khôi phục cánh cổng trở về với hình thức La Mã nguyên bản.Năm 1986, Porta Nigra đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới cùng với nhiều di tích La Mã khác ở Trier.
Nằm ở thành phổ cổ Trier của Đức, cổng thành Porta Nigra là một cổng thành còn khá nguyên vẹn, có quy mô đồ sộ bậc nhất của đế chế La Mã còn tồn tại đến nay.
Tên gọi Porta Nigra có nguồn gốc từ thời Trung cổ do màu tối của công trình. Tên nguyên gốc của cổng thành đã bị lãng quên sau khi đế chế La Mã sụp đổ.
Theo các nhà sử học, cổng thành Porta Nigra được xây dựng vào khoảng giữa năm 186 - 200 bằng đá sa thạch xám.
Kiến trúc ban đầu của cổng thành là hai tòa tháp tòa tháp bốn tầng, có mặt cắt như gần hình bán nguyệt ở phía bên ngoài, được kết nối bằng những hành lang ở các tầng trên, phía dưới là vòm cổng.
Porta Nigra là một phần của một hệ thống thành lũy hình chữ nhật có bốn cổng nhằm bảo vệ thành phố trước sự xâm nhập của các bộ lạc miền Bắc.
Trong nhiều thế kỷ, cánh cổng to lớn này đã có vai trò như một cổng chào của thành phố.
Trong những năm đầu thời Trung Cổ, cổng Porta Nigra đã bị bỏ hoang. Một phần đá của công trình bị lấy đi để xây dựng các tòa nhà khác.
Vào năm 1028, nhà tu hành người Hy lạp Simeon đã chọn cổng Porta Nigra làm nơi tu ẩn sĩ. Sau khi ông qua đời, cổng thành được tu sữa lại thành nhà thờ.
Năm 1802, Napoleon Bonaparte ra lệnh giải thể nhà thờ ở Porta Nigra và khôi phục cánh cổng trở về với hình thức La Mã nguyên bản.
Năm 1986, Porta Nigra đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới cùng với nhiều di tích La Mã khác ở Trier.