Hệ thống tháp Chăm tỉnh Bình Định được hình thành trong khoảng thế kỷ XI-XIII, đến nay đã có tuổi thọ lên tới 1.000 năm.Hiện nay, Bình Định còn lại 14 công trình tháp Chăm, tập trung thành 8 cụm tại các địa điểm khác nhau: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông.Mỗi cụm tháp Chăm thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau; có sự hấp dẫn riêng bởi những bí ẩn cũng như vẻ đẹp lạ lùng mà rêu phong và thời gian không thể nào phủ lấp.Tháp Đôi: Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp (tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m). Tháp được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.Tháp Bánh Ít: Được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, trên đỉnh một quả đồi. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên dân gian gọi là tháp Bánh Ít. Cụm tháp được đưa vào cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh.Tháp Dương Long: Gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao 22 m). Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung.Tháp Thủ Thiện: Ca dao Bình Định có câu: “Vững vàng tháp cổ ai xây/ Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long". Tháp là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn. Tháp Cánh Tiên: Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi. Trong số những tháp cổ Chămpa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chămpa.Tháp Hòn Chuông: Nằm trên đỉnh ngọn núi Bà ở độ cao 727 m, tháp được xây trên một khối đá khổng lồ hình quả chuông úp cao khoảng 49m. Tháp bị đổ phần ngọn, thân tháp hiện còn cao khoảng 5 m, lòng tháp bị gạch đổ lấp.Tháp Phú Lốc: Tháp được xây dựng trên một đỉnh đồi. Do cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, nên tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ. Hiện, tháp đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát hết, tuy nhiên phần tháp chính vẫn hiện rõ.Tháp Bình Lâm: Tháp cao đồ sộ, khoảng 20m. So với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Thế nhưng, chính việc mất đi các hoa văn trang trí trên mặt tường lại góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.Mời độc giả xem video:Sầu riêng vụ nghịch có giá cao. Nguồn: THDT.
Hệ thống tháp Chăm tỉnh Bình Định được hình thành trong khoảng thế kỷ XI-XIII, đến nay đã có tuổi thọ lên tới 1.000 năm.
Hiện nay, Bình Định còn lại 14 công trình tháp Chăm, tập trung thành 8 cụm tại các địa điểm khác nhau: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông.
Mỗi cụm tháp Chăm thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau; có sự hấp dẫn riêng bởi những bí ẩn cũng như vẻ đẹp lạ lùng mà rêu phong và thời gian không thể nào phủ lấp.
Tháp Đôi: Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp (tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m). Tháp được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.
Tháp Bánh Ít: Được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, trên đỉnh một quả đồi. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên dân gian gọi là tháp Bánh Ít. Cụm tháp được đưa vào cuốn sách “1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời” của một nhóm tác giả người Anh.
Tháp Dương Long: Gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao 22 m). Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung.
Tháp Thủ Thiện: Ca dao Bình Định có câu: “Vững vàng tháp cổ ai xây/ Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long". Tháp là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn.
Tháp Cánh Tiên: Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi. Trong số những tháp cổ Chămpa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chămpa.
Tháp Hòn Chuông: Nằm trên đỉnh ngọn núi Bà ở độ cao 727 m, tháp được xây trên một khối đá khổng lồ hình quả chuông úp cao khoảng 49m. Tháp bị đổ phần ngọn, thân tháp hiện còn cao khoảng 5 m, lòng tháp bị gạch đổ lấp.
Tháp Phú Lốc: Tháp được xây dựng trên một đỉnh đồi. Do cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, nên tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ. Hiện, tháp đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát hết, tuy nhiên phần tháp chính vẫn hiện rõ.
Tháp Bình Lâm: Tháp cao đồ sộ, khoảng 20m. So với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Thế nhưng, chính việc mất đi các hoa văn trang trí trên mặt tường lại góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.
Mời độc giả xem video:Sầu riêng vụ nghịch có giá cao. Nguồn: THDT.