Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đình nhà Nguyễn có tạc hình tượng “Thông” nghĩa là cây hành, loại rau gia vị quen thuộc của người Việt. Trong ẩm thực Việt, hành có ứng dụng rất phong phú, như ăn tươi, muối chua hay xào nấu cùng các nguyên liệu khác.Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Cửu” là cây hẹ, một loài cây gia vị gần gũi với hành. So với hành, hẹ là loại rau củ ít phổ biến hơn, nhưng cũng có vai trò khá quan trọng trong trong nhiều món ăn Việt, tiêu biểu là bánh canh hẹ Phú Yên.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng “Giới” là cây kiệu, loại rau gia vị có họ với hành, hẹ. Món ăn nổi tiếng nhất từ cây kiệu là củ kiệu muối, thường được dùng kèm thịt quay.Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư có hình tượng “Uất kim” là cây nghệ, loài cây cho củ vừa dùng làm gia vị, vừa là dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền. Trong ẩm thực, củ nghệ tươi hoặc bột nghệ thường được dùng để ướp thịt cá trước khi xào, kho.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có hình tượng "Giới" (khác với chữ "Giới" chỉ cây kiệu) là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Món quan trọng nhất dùng rau cải làm nguyên liệu là dưa muối - món ăn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt.Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 có hình tượng “Hương nhu” là cây hương nhu, một dược liệu quen thuộc của người Việt xưa. Loài cây này có họ hàng gần với cây húng quế, toàn thân có mùi thơm nên cũng được dùng trong bữa ăn như một loại rau thơm.Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có hình tượng “Khương” là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu. Củ gừng có rất nhiều ứng dụng trong ẩm thực Việt, như ăn tươi, tẩm ướp cá thịt, làm mứt, pha chế trà...Du đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 có hình tượng “Tử tô” là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu. Lá tía tô là thành phần không thể thiếu của một số món như cháo thịt băm, ốc chuối đậu. Đây cũng là một loại rau sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt.Huyển đỉnh, chiếc đỉnh thứ 9 có hình tượng “Toán” là cây tỏi, cây gia vị có họ với cây hành, hẹ, kiệu từng xuất hiện trên ba chiếc đỉnh đã đề cập ở trên. Tỏi là thành phần quan trọng trong nhiều món ăn Việt, ví dụ như món rau muống xào... Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đình nhà Nguyễn có tạc hình tượng “Thông” nghĩa là cây hành, loại rau gia vị quen thuộc của người Việt. Trong ẩm thực Việt, hành có ứng dụng rất phong phú, như ăn tươi, muối chua hay xào nấu cùng các nguyên liệu khác.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có hình tượng “Cửu” là cây hẹ, một loài cây gia vị gần gũi với hành. So với hành, hẹ là loại rau củ ít phổ biến hơn, nhưng cũng có vai trò khá quan trọng trong trong nhiều món ăn Việt, tiêu biểu là bánh canh hẹ Phú Yên.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng “Giới” là cây kiệu, loại rau gia vị có họ với hành, hẹ. Món ăn nổi tiếng nhất từ cây kiệu là củ kiệu muối, thường được dùng kèm thịt quay.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư có hình tượng “Uất kim” là cây nghệ, loài cây cho củ vừa dùng làm gia vị, vừa là dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền. Trong ẩm thực, củ nghệ tươi hoặc bột nghệ thường được dùng để ướp thịt cá trước khi xào, kho.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có hình tượng "Giới" (khác với chữ "Giới" chỉ cây kiệu) là cây rau cải, loài rau được trồng phổ biến, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Món quan trọng nhất dùng rau cải làm nguyên liệu là dưa muối - món ăn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt.
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 có hình tượng “Hương nhu” là cây hương nhu, một dược liệu quen thuộc của người Việt xưa. Loài cây này có họ hàng gần với cây húng quế, toàn thân có mùi thơm nên cũng được dùng trong bữa ăn như một loại rau thơm.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có hình tượng “Khương” là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu. Củ gừng có rất nhiều ứng dụng trong ẩm thực Việt, như ăn tươi, tẩm ướp cá thịt, làm mứt, pha chế trà...
Du đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 có hình tượng “Tử tô” là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu. Lá tía tô là thành phần không thể thiếu của một số món như cháo thịt băm, ốc chuối đậu. Đây cũng là một loại rau sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt.
Huyển đỉnh, chiếc đỉnh thứ 9 có hình tượng “Toán” là cây tỏi, cây gia vị có họ với cây hành, hẹ, kiệu từng xuất hiện trên ba chiếc đỉnh đã đề cập ở trên. Tỏi là thành phần quan trọng trong nhiều món ăn Việt, ví dụ như món rau muống xào...
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.