Thiên văn là một ngành học thuật được coi trọng đặc biệt ở các triều đại phong kiến Á Đông. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các hình tượng thiên văn là một phần không thể thiếu trong hệ thống hình khắc của bộ Cửu Đỉnh nhà nguyễn.Hình tượng thiên văn đầu tiên phải kể đến là "Nhật", tức là mặt trời, được khắc trên Cao Đỉnh, chiếc đỉnh đứng đầu. Theo quan niệm xưa, mặt trời tượng trưng cho nguồn sinh khí tràn ngập khắp vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện ngôi vị của bậc thiên tử, những người ban phát ân đức cho muôn dân như hào quang của mặt trời.Nhân Đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong bộ Cửu Đỉnh có hình tượng "Nguyệt", nghĩa là mặt trăng. Trăng là thiên thể có vai trò trọng yếu trong phép làm lịch Á Đông xưa. Một chu kỳ của trăng ứng với một tháng trong Âm lịch. Nhìn vào mặt trăng, người xưa có thể dự báo thời tiết, diễn biến của mùa màng.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng "Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Thủy tinh", nghĩa là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy, các tinh tú có vai trò quan trọng trong thiên văn cổ phương Đông. Các thiên thể này cũng tương ứng với năm yếu tố của Ngũ hành, học thuyết giải thích sự vận hành vạn vật của người xưa.Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư có hình tượng "Ngân hán", nghĩa là dải Ngân hà. Là một thiên hà chứa Hệ Mặt trời của chúng ta, dài Ngân hà xuất hiện trên bầu trời như một dải sao mà con người tưởng tượng là dòng sông chảy trên trời. Nhìn vào dải Ngân hà, người xưa có thể đoán được thời vận tốt xấu.Ngoài dải Ngân hà, trên Anh đỉnh còn có một hình tượng thiên văn khác là “Bắc Đẩu” , nghĩa là sao Bắc Đẩu. Đây là chòm sao gồm 7 ngôi sao nằm ở phương Bắc, được người xưa dùng làm dấu mốc xác định phương hướng vào ban đêm. 7 ngôi sao này còn được gọi là Đế Xa - cỗ xe của bầu trời.Trên Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có khắc hình tượng "Nam đẩu", nghĩa là sao Nam Đẩu. Đây là một chòm sao gồm sáu ngôi nằm ở hướng Nam, ngược hướng với chòm sao Bắc Đẩu. Người xưa xếp chòm sao này vào Nhị thập bát tú, coi mỗi ngôi sao trong chòm sao ứng với một vị thần.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel
Thiên văn là một ngành học thuật được coi trọng đặc biệt ở các triều đại phong kiến Á Đông. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các hình tượng thiên văn là một phần không thể thiếu trong hệ thống hình khắc của bộ Cửu Đỉnh nhà nguyễn.
Hình tượng thiên văn đầu tiên phải kể đến là "Nhật", tức là mặt trời, được khắc trên Cao Đỉnh, chiếc đỉnh đứng đầu. Theo quan niệm xưa, mặt trời tượng trưng cho nguồn sinh khí tràn ngập khắp vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện ngôi vị của bậc thiên tử, những người ban phát ân đức cho muôn dân như hào quang của mặt trời.
Nhân Đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong bộ Cửu Đỉnh có hình tượng "Nguyệt", nghĩa là mặt trăng. Trăng là thiên thể có vai trò trọng yếu trong phép làm lịch Á Đông xưa. Một chu kỳ của trăng ứng với một tháng trong Âm lịch. Nhìn vào mặt trăng, người xưa có thể dự báo thời tiết, diễn biến của mùa màng.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba có hình tượng "Mộc tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Thủy tinh", nghĩa là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy, các tinh tú có vai trò quan trọng trong thiên văn cổ phương Đông. Các thiên thể này cũng tương ứng với năm yếu tố của Ngũ hành, học thuyết giải thích sự vận hành vạn vật của người xưa.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư có hình tượng "Ngân hán", nghĩa là dải Ngân hà. Là một thiên hà chứa Hệ Mặt trời của chúng ta, dài Ngân hà xuất hiện trên bầu trời như một dải sao mà con người tưởng tượng là dòng sông chảy trên trời. Nhìn vào dải Ngân hà, người xưa có thể đoán được thời vận tốt xấu.
Ngoài dải Ngân hà, trên Anh đỉnh còn có một hình tượng thiên văn khác là “Bắc Đẩu” , nghĩa là sao Bắc Đẩu. Đây là chòm sao gồm 7 ngôi sao nằm ở phương Bắc, được người xưa dùng làm dấu mốc xác định phương hướng vào ban đêm. 7 ngôi sao này còn được gọi là Đế Xa - cỗ xe của bầu trời.
Trên Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 có khắc hình tượng "Nam đẩu", nghĩa là sao Nam Đẩu. Đây là một chòm sao gồm sáu ngôi nằm ở hướng Nam, ngược hướng với chòm sao Bắc Đẩu. Người xưa xếp chòm sao này vào Nhị thập bát tú, coi mỗi ngôi sao trong chòm sao ứng với một vị thần.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel