Trước khi có cầu Mỹ Thuận, nhiều người ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long vẫn nhớ “Ai đi Tiền Giang qua phà Mỹ Thuận…” để chỉ việc khó khăn khi đi lại bằng phà.Tháng 5/2000, cầu dây văng Mỹ Thuận nối đôi bờ sông Tiền ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long chính thức được khánh thành.
Cầu dây văng Mỹ Thuận có chiều dài hơn 1,5km, rộng 23,66m cho 4 làn xe cơ giới lưu thông. Hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây cầu này có lịch sử xây dựng khá phức tạp.Những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp từng tính toán xây dựng cả hai cây cầu nối liền đôi bờ Mỹ Thuận. Cầu thứ nhất dành cho xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Cà Mau, cầu thứ hai dành cho ôtô khi công lộ được mở mang nhanh chóng thay cho đường thủy.
Tuy nhiên, dù đã xây dựng được rất nhiều cầu đường, kể cả những cầu rất lớn như Doumer (Long Biên), Bình Lợi (Sài Gòn), Trường Tiền (Huế)..., người Pháp vẫn không kịp tạo lập cầu Mỹ Thuận như mong muốn.
Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn trở lại dự án cầu Mỹ Thuận. Tuy nhiên, dự án mới dừng lại ở... nghiên cứu, dù đã làm việc với một số nhà thầu nước ngoài như Mỹ, Pháp và Nhật.
Năm 1961, dự án cầu Mỹ Thuận lại được tái khởi động với hi vọng có thể khởi công vào cuối năm 1965. Các phương án tạo lập cầu lại được đưa ra chọn lựa. Tuy nhiên, dự án vẫn bị dừng lại.
Như vậy trải qua 10 năm nếu tính từ 1955 - 1965, cầu Mỹ Thuận dù được khát khao tạo dựng nhưng mới chỉ đến giai đoạn nghiên cứu, hội họp. Rất nhiều hoạt động chuẩn bị xây cầu Mỹ Thuận đã diễn tiến trong các năm 1965-1968, nhưng vẫn chưa thể đi đến ngày khởi công.
Và phải 25 năm sau ngày đất nước thống nhất, chính những người Việt đã viết nên trang sử vàng khi xây dựng và hoàn thành cầu Mỹ Thuận.
Năm 1997, cầu Mỹ Thuận chính thức được khởi công theo chương trình AusAid của Chính phủ Australia, với tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% .Cầu có kiểu dáng kiến trúc theo phong cách Châu Âu hiện đại và mở đầu cho công nghệ xây dựng cầu dây văng bắc qua eo biển hay các con sông lớn ở nước ta.Cầu Mỹ Thuận hoàn thành không những có ý nghĩa nối thông QL1, mà còn là một trường học lớn với nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân cầu Việt Nam.Ở cầu Mỹ Thuận, có nhiều kỹ sư nước ngoài trực tiếp thi công. Vì vậy, cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam đều có chung một suy nghĩ là cố gắng học hỏi, tiếp cận những công nghệ mới.Khi xây dựng cầu, kỹ sư, công nhân Việt Nam cố gắng để có thể làm những "kỹ thuật khó" ở thời điểm đó như khoan cọc nhồi đường kính lớn, làm dầm kỹ thuật mới, trụ tháp kéo dây văng... kể cả công đoạn rất mới mẻ là kéo dây văng.Đây là lý do, khi cầu Mỹ Thuận chuẩn bị về đích, kỹ sư của Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu sau đó là cầu Bãi Cháy, Phú Mỹ, Cần Thơ… Các kỹ sư Việt Nam đã hoàn toàn tự tin và làm chủ được công nghệ cầu dây văng - một công nghệ cầu tiên tiến bậc nhất trên thế giới hiện nay.Mời độc giả xem video:Tiêu Điểm: Khi bức tường bất ngờ đổ sập và những ám ảnh còn mãi. Nguồn: VTV24.
Trước khi có cầu Mỹ Thuận, nhiều người ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long vẫn nhớ “Ai đi Tiền Giang qua phà Mỹ Thuận…” để chỉ việc khó khăn khi đi lại bằng phà.
Tháng 5/2000, cầu dây văng Mỹ Thuận nối đôi bờ sông Tiền ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long chính thức được khánh thành.
Cầu dây văng Mỹ Thuận có chiều dài hơn 1,5km, rộng 23,66m cho 4 làn xe cơ giới lưu thông. Hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây cầu này có lịch sử xây dựng khá phức tạp.
Những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp từng tính toán xây dựng cả hai cây cầu nối liền đôi bờ Mỹ Thuận. Cầu thứ nhất dành cho xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Cà Mau, cầu thứ hai dành cho ôtô khi công lộ được mở mang nhanh chóng thay cho đường thủy.
Tuy nhiên, dù đã xây dựng được rất nhiều cầu đường, kể cả những cầu rất lớn như Doumer (Long Biên), Bình Lợi (Sài Gòn), Trường Tiền (Huế)..., người Pháp vẫn không kịp tạo lập cầu Mỹ Thuận như mong muốn.
Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn trở lại dự án cầu Mỹ Thuận. Tuy nhiên, dự án mới dừng lại ở... nghiên cứu, dù đã làm việc với một số nhà thầu nước ngoài như Mỹ, Pháp và Nhật.
Năm 1961, dự án cầu Mỹ Thuận lại được tái khởi động với hi vọng có thể khởi công vào cuối năm 1965. Các phương án tạo lập cầu lại được đưa ra chọn lựa. Tuy nhiên, dự án vẫn bị dừng lại.
Như vậy trải qua 10 năm nếu tính từ 1955 - 1965, cầu Mỹ Thuận dù được khát khao tạo dựng nhưng mới chỉ đến giai đoạn nghiên cứu, hội họp. Rất nhiều hoạt động chuẩn bị xây cầu Mỹ Thuận đã diễn tiến trong các năm 1965-1968, nhưng vẫn chưa thể đi đến ngày khởi công.
Và phải 25 năm sau ngày đất nước thống nhất, chính những người Việt đã viết nên trang sử vàng khi xây dựng và hoàn thành cầu Mỹ Thuận.
Năm 1997, cầu Mỹ Thuận chính thức được khởi công theo chương trình AusAid của Chính phủ Australia, với tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% .
Cầu có kiểu dáng kiến trúc theo phong cách Châu Âu hiện đại và mở đầu cho công nghệ xây dựng cầu dây văng bắc qua eo biển hay các con sông lớn ở nước ta.
Cầu Mỹ Thuận hoàn thành không những có ý nghĩa nối thông QL1, mà còn là một trường học lớn với nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân cầu Việt Nam.
Ở cầu Mỹ Thuận, có nhiều kỹ sư nước ngoài trực tiếp thi công. Vì vậy, cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam đều có chung một suy nghĩ là cố gắng học hỏi, tiếp cận những công nghệ mới.
Khi xây dựng cầu, kỹ sư, công nhân Việt Nam cố gắng để có thể làm những "kỹ thuật khó" ở thời điểm đó như khoan cọc nhồi đường kính lớn, làm dầm kỹ thuật mới, trụ tháp kéo dây văng... kể cả công đoạn rất mới mẻ là kéo dây văng.
Đây là lý do, khi cầu Mỹ Thuận chuẩn bị về đích, kỹ sư của Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu sau đó là cầu Bãi Cháy, Phú Mỹ, Cần Thơ… Các kỹ sư Việt Nam đã hoàn toàn tự tin và làm chủ được công nghệ cầu dây văng - một công nghệ cầu tiên tiến bậc nhất trên thế giới hiện nay.
Mời độc giả xem video:Tiêu Điểm: Khi bức tường bất ngờ đổ sập và những ám ảnh còn mãi. Nguồn: VTV24.