Lăng Nguyễn Hữu Hào được chính Nam Phương Hoàng hậu xây dựng năm 1939 trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt. Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự.
Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách 9 - 13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Cặp sư tử đá kiểu phương Tây trấn giữ lối vào lăng mộ.
Toàn bộ phần nhà mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép và tán xòe rộng. La phông được đổ theo kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly.Bên trong lăng, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao khoảng 30 cm, nằm hai bên một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa.Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.
Trước lăng mộ là sân tế rộng, có thành lan can bao quanh. Bia đá trước sân tế.
Nhà bia phía sau lăng mộ.
Dù được coi là một trong những di tích tiêu biểu của Đà Lạt, nhưng hiện nay toàn bộ khu lăng mộ đã nằm trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua.
Lăng Nguyễn Hữu Hào được chính Nam Phương Hoàng hậu xây dựng năm 1939 trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt. Cổng lăng nằm dưới chân đồi, là trụ biểu gồm 4 trụ thẳng đứng trang trí hoa sen và chó ngao và đề tự 2 cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu đề tự.
Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách 9 - 13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ.
Cặp sư tử đá kiểu phương Tây trấn giữ lối vào lăng mộ.
Toàn bộ phần nhà mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, mái đúc bê tông cốt thép và tán xòe rộng. La phông được đổ theo kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly.
Bên trong lăng, hai ngôi mộ của ông bà Nguyễn Hữu Hào được làm bằng bằng đá xanh cao khoảng 30 cm, nằm hai bên một hương án cũng bằng đá xanh đặt chính giữa.
Hai ngôi mộ đều được chạm khắc tinh xảo với hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa ở trung tâm.
Trước lăng mộ là sân tế rộng, có thành lan can bao quanh.
Bia đá trước sân tế.
Nhà bia phía sau lăng mộ.
Dù được coi là một trong những di tích tiêu biểu của Đà Lạt, nhưng hiện nay toàn bộ khu lăng mộ đã nằm trong tình trạng hoang phế suốt nhiều năm qua.