Là một trong những nhân vật có uy tín lớn ở miền Nam cuối thế kỷ 19, tên tuổi của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa gắn liền với những tác phẩm văn học trứ danh và phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ lục tỉnh. Ảnh: Cổng vào Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).Theo các sử liệu, Bùi Hữu Nghĩa sinh tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Năm 1835, ông đỗ thủ khoa kỳ thi hương ở Gia Định và được bổ làm Tri phủ Phước Long (Biên Hòa), thời gian sau, ông về Trà Vang (Trà Vinh). Ảnh: Bên trong khu tưởng niệm.Tại Trà Vang, ông bị vu cáo vì bênh vực bà con người Khmer nghèo bị ức hiếp trong vụ Láng Thé và chờ triều đình xét xử. Thương chồng bị hàm oan, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, một mình ra Huế dâng trạng minh oan cho chồng. Cảm kích hành động can trường của bà, vua Tự Đức tha tội chết cho Bùi Hữu Nghĩa. Ảnh: Nhà bia trong khu tưởng niệm.Sau đó ông về làm Thủ Ngự tại Châu Đốc rồi Quản Cơ, trong thời gian này ông cùng với Huỳnh Mẫn Đạt hoàn thành vở tuồng "Kim thạch Kỳ duyên" vào năm 1851 - 1852. Đây là vở tuồng hay có tiếng của đất Nam Bộ. Ảnh: Bia ghi công đức của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa dựng trong nhà bia.Năm 1867, Bùi Hữu Nghĩa từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân” và tham gia phong trào chống Pháp ở địa phương. Ảnh: Đền thờ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa trong khu tưởng niệm.Năm 1868, ông bị Pháp bắt giam ở Vĩnh Long vì làm thơ kêu gọi cổ vũ tinh thần kháng chiến của Cần Vương. Do không lung lạc được ông nên một thời gian sau chúng buộc phải thả ông. Ảnh: Không gian tôn nghiêm bên trong đền thờ.Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Bùi Hữu Nghĩa qua đời sau một thời gian lâm bệnh. Ảnh: Khoảng sân trước khu tưởng niệm.Ngưỡng mộ công đức của Bùi Hữu Nghĩa, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ vợ chồng ông ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng Giêng đều tổ chức lễ giỗ ông. Ảnh: Bình phong và trụ biểu trước mộ phần thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.Mộ ông được xây dựng năm 1872 bằng đá ong. Từ năm 2010 đến 2012 được trùng tu và xây dựng khu tưởng niệm mới theo lối kiến trúc cổ với quy mô hoành tráng, giá trị thẩm mỹ cao. Ảnh: Mộ phần của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và vợ là bà Nguyễn Thị Tồn.Với những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ 19, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được dân gia ca tụng là một trong bốn “Rồng vàng” đất Nam Bộ. Ảnh: Một góc khu tưởng niệm.
Là một trong những nhân vật có uy tín lớn ở miền Nam cuối thế kỷ 19, tên tuổi của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa gắn liền với những tác phẩm văn học trứ danh và phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ lục tỉnh. Ảnh: Cổng vào Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).
Theo các sử liệu, Bùi Hữu Nghĩa sinh tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Năm 1835, ông đỗ thủ khoa kỳ thi hương ở Gia Định và được bổ làm Tri phủ Phước Long (Biên Hòa), thời gian sau, ông về Trà Vang (Trà Vinh). Ảnh: Bên trong khu tưởng niệm.
Tại Trà Vang, ông bị vu cáo vì bênh vực bà con người Khmer nghèo bị ức hiếp trong vụ Láng Thé và chờ triều đình xét xử. Thương chồng bị hàm oan, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, một mình ra Huế dâng trạng minh oan cho chồng. Cảm kích hành động can trường của bà, vua Tự Đức tha tội chết cho Bùi Hữu Nghĩa. Ảnh: Nhà bia trong khu tưởng niệm.
Sau đó ông về làm Thủ Ngự tại Châu Đốc rồi Quản Cơ, trong thời gian này ông cùng với Huỳnh Mẫn Đạt hoàn thành vở tuồng "Kim thạch Kỳ duyên" vào năm 1851 - 1852. Đây là vở tuồng hay có tiếng của đất Nam Bộ. Ảnh: Bia ghi công đức của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa dựng trong nhà bia.
Năm 1867, Bùi Hữu Nghĩa từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân” và tham gia phong trào chống Pháp ở địa phương. Ảnh: Đền thờ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa trong khu tưởng niệm.
Năm 1868, ông bị Pháp bắt giam ở Vĩnh Long vì làm thơ kêu gọi cổ vũ tinh thần kháng chiến của Cần Vương. Do không lung lạc được ông nên một thời gian sau chúng buộc phải thả ông. Ảnh: Không gian tôn nghiêm bên trong đền thờ.
Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Bùi Hữu Nghĩa qua đời sau một thời gian lâm bệnh. Ảnh: Khoảng sân trước khu tưởng niệm.
Ngưỡng mộ công đức của Bùi Hữu Nghĩa, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ vợ chồng ông ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng Giêng đều tổ chức lễ giỗ ông. Ảnh: Bình phong và trụ biểu trước mộ phần thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Mộ ông được xây dựng năm 1872 bằng đá ong. Từ năm 2010 đến 2012 được trùng tu và xây dựng khu tưởng niệm mới theo lối kiến trúc cổ với quy mô hoành tráng, giá trị thẩm mỹ cao. Ảnh: Mộ phần của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và vợ là bà Nguyễn Thị Tồn.
Với những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ 19, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được dân gia ca tụng là một trong bốn “Rồng vàng” đất Nam Bộ. Ảnh: Một góc khu tưởng niệm.