Nằm dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của miền Tây Nam Bộ.Khu lăng mộ được Thoại Ngọc Hầu cho xây trước khi ông qua đời (1829).
Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Sân lăng rộng và bằng phẳng, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao), một dùng để tượng ngựa và người lính hầu... Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày rất bề thế.Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường).Các ngôi mộ này đều được xây bằng hợp chất ô dước - loai vật liệu cao cấp chỉ dùng để xây lặng mộ vua chúa, quý tộc thời xưa. Phía trước ba ngôi mộ là bình phong có đắp chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi kí.Sau vuông lăng, theo bậc thang lên cao là đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Đền tựa lưng vào núi Sam, được dựng lên sau này.Nội thất khu đền bài trí trang nhã, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm.Theo sử sách, Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) là một danh thần và danh tướng thời Nguyễn đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.Trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hợp chất ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn.Những ngôi mộ này đều vô danh. Đa số là hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.
Nằm dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, lăng mộ danh tướng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng là một công trình kiến trúc cổ độc đáo của miền Tây Nam Bộ.
Khu lăng mộ được Thoại Ngọc Hầu cho xây trước khi ông qua đời (1829).
Đây là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong dài trên trăm mét, rồi mới đến sân. Sân lăng rộng và bằng phẳng, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao), một dùng để tượng ngựa và người lính hầu... Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày rất bề thế.
Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ phần Thoại Ngọc Hầu nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường).
Các ngôi mộ này đều được xây bằng hợp chất ô dước - loai vật liệu cao cấp chỉ dùng để xây lặng mộ vua chúa, quý tộc thời xưa. Phía trước ba ngôi mộ là bình phong có đắp chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi kí.
Sau vuông lăng, theo bậc thang lên cao là đền thờ Thoại Ngọc Hầu. Đền tựa lưng vào núi Sam, được dựng lên sau này.
Nội thất khu đền bài trí trang nhã, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm.
Theo sử sách, Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) là một danh thần và danh tướng thời Nguyễn đã có công rất lớn trong công cuộc gìn giữ và khai phá vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc.
Trong khuôn viên lăng Thoại Ngọc Hầu còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây bằng hợp chất ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông vắn.
Những ngôi mộ này đều vô danh. Đa số là hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.