Nằm gấn sông Hari và được bao quanh bởi các núi đá tại huyện Shahrak trong tỉnh Ghor của Afganistan, tháp giáo đường ở Jam là một công trình kiến trúc cổ kỳ vĩ của thế giới Hồi giáo.Tòa tháp được dựng vào thế kỷ 12, nằm ở vị trí có thể từng là thủ đô của Vương triều Ghurid, Firozkoh. Trong thế kỷ 12 và 13, lãnh thổ của vương triều này gồm phần bây giờ là Afghanistan và cả phía đông Iran, phía bắc Ấn Độ và một phần của Pakistan.Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, tháp giáo đường Jam được xây dựng để kỉ niệm chiến thắng của em trai của Ghiyath ud-Din là Muhammad của Ghor trước Prithviraj Chauhan trong cuộc chiến mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hồi giáo.Tòa tháp có chiều cao 65m, nằm trên bệ cao 9m được xây bằng gạch với phần chữ chạm màu xanh ở giữa.Thân tháp được trang trí các hoa văn rất tinh xảo.Tòa tháp Jam được coi là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Hồi Giáo thịnh vượng của triều đại Ghurid vào thế kỷ 12.Một điều đặc biệt là từ lúc xây dựng đến nay công trình vẫn chưa hề qua một lần trùng tu hay sửa chữa nào cả.Sau nhiều thế kỷ bị quên lãng, tòa tháp được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Anh Thomas Holdich vào năm 1886 và được thế giới biết đến vào năm 1956 qua những nghiên cứu của hai nhà khảo cổ học người Pháp André Maricq và Wiet. Herberg.Kỳ quan Hồi giáo này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2002.Tuy nhiên, sự xuống cấp cùng tình hình bất ổn ở Afganistan khiến công trình này đã bị đưa vào diện di sản nguy cấp từ năm 2005.
Nằm gấn sông Hari và được bao quanh bởi các núi đá tại huyện Shahrak trong tỉnh Ghor của Afganistan, tháp giáo đường ở Jam là một công trình kiến trúc cổ kỳ vĩ của thế giới Hồi giáo.
Tòa tháp được dựng vào thế kỷ 12, nằm ở vị trí có thể từng là thủ đô của Vương triều Ghurid, Firozkoh. Trong thế kỷ 12 và 13, lãnh thổ của vương triều này gồm phần bây giờ là Afghanistan và cả phía đông Iran, phía bắc Ấn Độ và một phần của Pakistan.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, tháp giáo đường Jam được xây dựng để kỉ niệm chiến thắng của em trai của Ghiyath ud-Din là Muhammad của Ghor trước Prithviraj Chauhan trong cuộc chiến mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hồi giáo.
Tòa tháp có chiều cao 65m, nằm trên bệ cao 9m được xây bằng gạch với phần chữ chạm màu xanh ở giữa.
Thân tháp được trang trí các hoa văn rất tinh xảo.
Tòa tháp Jam được coi là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Hồi Giáo thịnh vượng của triều đại Ghurid vào thế kỷ 12.
Một điều đặc biệt là từ lúc xây dựng đến nay công trình vẫn chưa hề qua một lần trùng tu hay sửa chữa nào cả.
Sau nhiều thế kỷ bị quên lãng, tòa tháp được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Anh Thomas Holdich vào năm 1886 và được thế giới biết đến vào năm 1956 qua những nghiên cứu của hai nhà khảo cổ học người Pháp André Maricq và Wiet. Herberg.
Kỳ quan Hồi giáo này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2002.
Tuy nhiên, sự xuống cấp cùng tình hình bất ổn ở Afganistan khiến công trình này đã bị đưa vào diện di sản nguy cấp từ năm 2005.