Được tìm thấy ở Thường Xuân, Thanh Hóa, trống đồng Hồi Xuân là một chiếc trống đồng độc đáo hiếm có trong bộ sưu tập trống đồng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Thuộc loại Heger II, trống đồng Hồi Xuân có chiều cao 42 cm, đường kính mặt 66 cm. Giữa mặt trống là ngôi sao có 7 cánh nhỏ, một nét khác biệt với đa số trống đồng cùng loại Heger II, thường có 8 hoặc 12 cánh sao.Trống có 4 quai nhỏ trên tang trống. Trang trí trên bề mặt trống chủ yếu là hoa văn hình học lặp đi lặp lại, mô típ quen thuộc của trống đồng Heger II.Nét đặc sắc nhất của trống đồng Hồi Xuân là ở mặt trống có hai tượng voi và hai tượng ếch cách đều, xen kẽ nhau. Đây là một trong số ít trống đồng có trang trí hình voi từng được phát hiện ở Việt Nam.Hình tượng voi trên trống Hồi Xuân được tạo tác với phong cách tả thực rất sinh động, thể hiện con voi ở dáng đứng với cấu tạo giải phẫu khá gần với voi thật.Con voi nhỏ cỡ hai ngón tay người lớn, có bốn chân được tạo hình tách rời, một chân trước hơi cong như đang di chuyển về phía trước, đôi tai, cặp ngà và vòi được thể hiện khá chi tiết.Người xưa đưa hình tượng voi lên trống đồng nhằm thể hiện ý nghĩa gì, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thấu đáo. Nhưng điều này khẳng định con voi đã là loài vật gần gũi với người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.Ngoài ra, có ý kiến cho rằng đây có thể là hình ảnh những con voi chiến, liên quan tới câu chuyện lịch sử về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng - những người phụ nữ cưỡi voi huyền thoại trong thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên.Trên phương diện khảo cổ, những trống đồng Heger II mang hình voi được phát hiện ở Việt Nam đều có niên đại sớm, khoảng thế kỷ 2 đến 3 sau Công nguyên, rất gần với niên đại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Các trống đồng Heger II giai đoạn muộn hơn đều không có tượng voi.Nếu hình tượng voi vẫn là ẩn số, thì hình tượng ếch trên trống đồng Hồi Xuân lại không có gì xa lạ. Trên rìa trống đồng Heger II luôn có những khối tượng ếch/cóc ở dạng đơn lẻ hoặc đang ghép đôi.Theo quan niệm của người Việt cổ, ếch/cóc là con vật tượng trưng cho mưa. Việc tạc hình chúng trên trống đồng thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con đàn cháu đống.Trong phân loại trống đồng, trống Heger II được coi như sự nối tiếp của trống đồng Đông Sơn, có khung niên đại kéo dài gần 20 thế kỷ. Loại trống này thường được tìm thấy trong các mộ cổ của người Mường, một dân tộc thiểu số có cội nguồn là người Việt cổ... Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được tìm thấy ở Thường Xuân, Thanh Hóa, trống đồng Hồi Xuân là một chiếc trống đồng độc đáo hiếm có trong bộ sưu tập trống đồng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Thuộc loại Heger II, trống đồng Hồi Xuân có chiều cao 42 cm, đường kính mặt 66 cm. Giữa mặt trống là ngôi sao có 7 cánh nhỏ, một nét khác biệt với đa số trống đồng cùng loại Heger II, thường có 8 hoặc 12 cánh sao.
Trống có 4 quai nhỏ trên tang trống. Trang trí trên bề mặt trống chủ yếu là hoa văn hình học lặp đi lặp lại, mô típ quen thuộc của trống đồng Heger II.
Nét đặc sắc nhất của trống đồng Hồi Xuân là ở mặt trống có hai tượng voi và hai tượng ếch cách đều, xen kẽ nhau. Đây là một trong số ít trống đồng có trang trí hình voi từng được phát hiện ở Việt Nam.
Hình tượng voi trên trống Hồi Xuân được tạo tác với phong cách tả thực rất sinh động, thể hiện con voi ở dáng đứng với cấu tạo giải phẫu khá gần với voi thật.
Con voi nhỏ cỡ hai ngón tay người lớn, có bốn chân được tạo hình tách rời, một chân trước hơi cong như đang di chuyển về phía trước, đôi tai, cặp ngà và vòi được thể hiện khá chi tiết.
Người xưa đưa hình tượng voi lên trống đồng nhằm thể hiện ý nghĩa gì, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thấu đáo. Nhưng điều này khẳng định con voi đã là loài vật gần gũi với người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng đây có thể là hình ảnh những con voi chiến, liên quan tới câu chuyện lịch sử về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng - những người phụ nữ cưỡi voi huyền thoại trong thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên.
Trên phương diện khảo cổ, những trống đồng Heger II mang hình voi được phát hiện ở Việt Nam đều có niên đại sớm, khoảng thế kỷ 2 đến 3 sau Công nguyên, rất gần với niên đại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Các trống đồng Heger II giai đoạn muộn hơn đều không có tượng voi.
Nếu hình tượng voi vẫn là ẩn số, thì hình tượng ếch trên trống đồng Hồi Xuân lại không có gì xa lạ. Trên rìa trống đồng Heger II luôn có những khối tượng ếch/cóc ở dạng đơn lẻ hoặc đang ghép đôi.
Theo quan niệm của người Việt cổ, ếch/cóc là con vật tượng trưng cho mưa. Việc tạc hình chúng trên trống đồng thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con đàn cháu đống.
Trong phân loại trống đồng, trống Heger II được coi như sự nối tiếp của trống đồng Đông Sơn, có khung niên đại kéo dài gần 20 thế kỷ. Loại trống này thường được tìm thấy trong các mộ cổ của người Mường, một dân tộc thiểu số có cội nguồn là người Việt cổ...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.