Nằm ở phía Tây Nam đảo quốc Sri Lanka, thành phố cổ Galle là một di sản kiến trúc nổi tiếng của khu vực Nam Á.Thành phố này được biết đến với tên gọi Qali từ thế kỷ 14. Sau khi nằm dưới sự chiếm đóng của người Bồ Đào Nha, Galle đã được phát triển thành một hải cảng chính của Sri Lanka trong thế kỷ 16.Thành phố Galle đạt tới đỉnh cao của sự phát triển trong thế kỷ 18, trong thời kỳ thuộc địa Hà Lan.Trong thời kỳ này, Galle trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất khu vực.Nhiều công trình lớn được xây dựng làm đổi thay diện mạo Galle, nổi bật là pháo đài Galle với những bức tường thành bao quanh bờ biển của thành phố.Đây pháo đài được xây dựng bởi thực dân châu Âu lớn nhất của cả khu vực châu Á còn lại đến nay.Các công trình nổi bật khác của Galle bao gồm bến cảng tự nhiên, hải đăng Galle, Bảo tàng Hàng hải Quốc gia, nhà thờ St Mary, đền Shiva chính trên đảo và khách lịch sử Amangalla. Galle được coi là ví dụ tốt nhất của một thành phố được bảo vệ bằng công sự kiểu châu Âu ở Nam và Đông Nam Á, cho thấy sự tương tác giữa phong cách kiến trúc châu Âu và truyền thống Nam Á.Năm 1988, Galle đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trong thảm họa sóng thần 26/12/2004, Galle bị phá hủy nặng nề, nhưng may mắn là phần lớn các di tích quan trọng của thành phố vẫn không bị tổn hại.
Nằm ở phía Tây Nam đảo quốc Sri Lanka, thành phố cổ Galle là một di sản kiến trúc nổi tiếng của khu vực Nam Á.
Thành phố này được biết đến với tên gọi Qali từ thế kỷ 14. Sau khi nằm dưới sự chiếm đóng của người Bồ Đào Nha, Galle đã được phát triển thành một hải cảng chính của Sri Lanka trong thế kỷ 16.
Thành phố Galle đạt tới đỉnh cao của sự phát triển trong thế kỷ 18, trong thời kỳ thuộc địa Hà Lan.
Trong thời kỳ này, Galle trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất khu vực.
Nhiều công trình lớn được xây dựng làm đổi thay diện mạo Galle, nổi bật là pháo đài Galle với những bức tường thành bao quanh bờ biển của thành phố.
Đây pháo đài được xây dựng bởi thực dân châu Âu lớn nhất của cả khu vực châu Á còn lại đến nay.
Các công trình nổi bật khác của Galle bao gồm bến cảng tự nhiên, hải đăng Galle, Bảo tàng Hàng hải Quốc gia, nhà thờ St Mary, đền Shiva chính trên đảo và khách lịch sử Amangalla.
Galle được coi là ví dụ tốt nhất của một thành phố được bảo vệ bằng công sự kiểu châu Âu ở Nam và Đông Nam Á, cho thấy sự tương tác giữa phong cách kiến trúc châu Âu và truyền thống Nam Á.
Năm 1988, Galle đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trong thảm họa sóng thần 26/12/2004, Galle bị phá hủy nặng nề, nhưng may mắn là phần lớn các di tích quan trọng của thành phố vẫn không bị tổn hại.