Nằm ở số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, đình và đền Kim Liên, còn gọi là đền Cao Sơn, là trấn phía Nam trong Tứ trấn huyền thoại của kinh thành Thăng Long xưa.Trong Thăng Long Tứ trấn, đền Kim Liên được xây dựng muộn nhất. Theo văn bia, đền được xây vào năm 1509 dưới triều vua Lê Tương Dực. Vị chủ thần của đền là Cao Sơn Đại Vương, một vị thần trong Tam vị Tản Viên Sơn Thánh.Thuở sơ khai, đền nằm trên một gò đất cao ở phía Đông đầm Kim Liên (nay đầm không còn). Sau này, dân làng Kim Liên đã xây thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền cũ, ngay sát đầm Kim Liên, và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên.Kiến trúc của đình – đền Kim Liên được chia làm hai phần. Phần phía trước gò đất có giếng bán nguyệt, sau đó là cổng trụ biểu và khoảng sân gạch rộng. Hai bên sân có hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu.Phần chính của di tích nằm trên gò đất cao, bắt đầu bằng cổng Nghi môn. Cánh cổng này là một nếp nhà ba gian nằm trên chín bậc cao được xây bằng những viên gạch vồ kích thước lớn có từ thời Lê Trung Hưng. Hai bên Nghi môn có hai lối đi phụ.Sau Nghi môn tòa đình bề thế mang kiểu dáng kiến trúc truyền thống, gồm hai phần nối với nhau là Đại bái và Hậu cung. Công trình này đã trải qua hai đợt tôn tạo lớn vào đầu những năm 2000.Nhà Đại bái nằm phía trước, gồm 5 gian. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng là Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương và Huệ Minh công chúa.Trên các bộ phận kiến trúc, các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.Ngoài thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần đã đề cập, đền – đình Kim Liên còn thờ Mẫu Tam Phủ và các danh nhân lịch sử của đất nước.Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật quan trọng, nổi bật là tấm bia đá "Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh". Ngoài ra còn có 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn.Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3 Âm lịch hàng năm. Ngoài lễ chính còn các lễ sóc vọng hàng tháng, lễ Kỳ an và lễ kỷ niệm ngày hoá của thần vào ngày 12/8 Âm lịch.Vào năm 1990, đền và đình Kim Liên đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Nằm ở số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, đình và đền Kim Liên, còn gọi là đền Cao Sơn, là trấn phía Nam trong Tứ trấn huyền thoại của kinh thành Thăng Long xưa.
Trong Thăng Long Tứ trấn, đền Kim Liên được xây dựng muộn nhất. Theo văn bia, đền được xây vào năm 1509 dưới triều vua Lê Tương Dực. Vị chủ thần của đền là Cao Sơn Đại Vương, một vị thần trong Tam vị Tản Viên Sơn Thánh.
Thuở sơ khai, đền nằm trên một gò đất cao ở phía Đông đầm Kim Liên (nay đầm không còn). Sau này, dân làng Kim Liên đã xây thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền cũ, ngay sát đầm Kim Liên, và bổ sung thêm một số kiến trúc mới, tạo thành đình Kim Liên.
Kiến trúc của đình – đền Kim Liên được chia làm hai phần. Phần phía trước gò đất có giếng bán nguyệt, sau đó là cổng trụ biểu và khoảng sân gạch rộng. Hai bên sân có hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu.
Phần chính của di tích nằm trên gò đất cao, bắt đầu bằng cổng Nghi môn. Cánh cổng này là một nếp nhà ba gian nằm trên chín bậc cao được xây bằng những viên gạch vồ kích thước lớn có từ thời Lê Trung Hưng. Hai bên Nghi môn có hai lối đi phụ.
Sau Nghi môn tòa đình bề thế mang kiểu dáng kiến trúc truyền thống, gồm hai phần nối với nhau là Đại bái và Hậu cung. Công trình này đã trải qua hai đợt tôn tạo lớn vào đầu những năm 2000.
Nhà Đại bái nằm phía trước, gồm 5 gian. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng là Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương và Huệ Minh công chúa.
Trên các bộ phận kiến trúc, các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Ngoài thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần đã đề cập, đền – đình Kim Liên còn thờ Mẫu Tam Phủ và các danh nhân lịch sử của đất nước.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật quan trọng, nổi bật là tấm bia đá "Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh". Ngoài ra còn có 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn.
Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức vào ngày 16/3 Âm lịch hàng năm. Ngoài lễ chính còn các lễ sóc vọng hàng tháng, lễ Kỳ an và lễ kỷ niệm ngày hoá của thần vào ngày 12/8 Âm lịch.
Vào năm 1990, đền và đình Kim Liên đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.