Ngày nay, nơi thờ tự Công chúa Huyền Trân lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế. Ảnh: Bốn trụ biểu ở lối vào Trung tâm.Trung tâm này là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28ha, được khánh thành năm 2007, nhân kỷ niệm 700 năm xứ Huế trở thành một phần của nước Việt. Ảnh: Cổng tam quan của đền thờ Huyền Trân Công chúa.Giữa 4 trụ biểu và cổng tam quan là ba bậc sân rất rộng lát gạch Bát Tràng, có hồ nước và cầu bắc qua tương tự như cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế.Đền thờ Huyền Trân Công chúa nằm sau cổng tam quan, là công trình trung tâm của quần thể kiến trúc nơi đây.Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng. Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP Huế cẩn tác.Không gian thoáng đãng phía trước đền thờ.Sau đền có lầu bát giác, nơi tôn tượng Công chúa Huyền Trân sau khi đã về nước và quy y cửa Phật.Hồ tròn phía sau đền.Từ hồ tròn bắt đầu trục đường dẫn lên đền thờ vua Trần Nhân Tông. Hai bên đường là cặp rồng chầu dài nhất Việt Nam.Vua Trần Nhân Tông là phụ hoàng của Công chúa Huyền Trân, là vị vua anh
minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là vị tổ của
Thiền phái Trúc Lâm. Đền thờ vua được khánh thành nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh của ông.Bên trái khu đền thờ là con đường xuyên qua rừng thông dẫn lên đỉnh núi Ngũ Phong, nơi đặt tháp chuông Hòa Bình.Tháp chuông Hòa Bình cao 7m là nơi đặt quả chuông đồng nặng 1,6 tấn do các nghệ nhân xứ Huế thực hiện.Phong cảnh thành phố Huế nhìn từ đỉnh Ngũ Phong.Nằm ở sườn núi phía bên phải đền thờ Huyền Trân Công chúa còn có thiền viện Hương Vân - một công trình thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.
Ngày nay, nơi thờ tự Công chúa Huyền Trân lớn nhất Việt Nam là Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế. Ảnh: Bốn trụ biểu ở lối vào Trung tâm.
Trung tâm này là một quần thể kiến trúc hoành tráng nằm trên diện tích rộng đến 28ha, được khánh thành năm 2007, nhân kỷ niệm 700 năm xứ Huế trở thành một phần của nước Việt. Ảnh: Cổng tam quan của đền thờ Huyền Trân Công chúa.
Giữa 4 trụ biểu và cổng tam quan là ba bậc sân rất rộng lát gạch Bát Tràng, có hồ nước và cầu bắc qua tương tự như cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế.
Đền thờ Huyền Trân Công chúa nằm sau cổng tam quan, là công trình trung tâm của quần thể kiến trúc nơi đây.
Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng. Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP Huế cẩn tác.
Không gian thoáng đãng phía trước đền thờ.
Sau đền có lầu bát giác, nơi tôn tượng Công chúa Huyền Trân sau khi đã về nước và quy y cửa Phật.
Hồ tròn phía sau đền.
Từ hồ tròn bắt đầu trục đường dẫn lên đền thờ vua Trần Nhân Tông. Hai bên đường là cặp rồng chầu dài nhất Việt Nam.
Vua Trần Nhân Tông là phụ hoàng của Công chúa Huyền Trân, là vị vua anh
minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là vị tổ của
Thiền phái Trúc Lâm. Đền thờ vua được khánh thành nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh của ông.
Bên trái khu đền thờ là con đường xuyên qua rừng thông dẫn lên đỉnh núi Ngũ Phong, nơi đặt tháp chuông Hòa Bình.
Tháp chuông Hòa Bình cao 7m là nơi đặt quả chuông đồng nặng 1,6 tấn do các nghệ nhân xứ Huế thực hiện.
Phong cảnh thành phố Huế nhìn từ đỉnh Ngũ Phong.
Nằm ở sườn núi phía bên phải đền thờ Huyền Trân Công chúa còn có thiền viện Hương Vân - một công trình thuộc Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.