Tọa lạc dưới chân núi Phu Cao, tỉnh Champasak, cách sông Mekong 6 km, Wat Phou hay chùa Núi là một quần thể đền thờ Khmer độc đáo ở Lào.
Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, do người Khmer theo đạo Hindu xây dựng để thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou thuộc về lãnh thổ của người Lào và được hoán cải trở thành đền thờ Phật.Mặc dù các công trình kiến trúc ở Wat Phou bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nhưng các cấu trúc còn sót lại ở nơi đây thì có niên đại từ thế kỷ 11 - 13.
Khu đền Wat Phou được bắt đầu với một con đường thẳng tắp được xác định với 2 hàng trụ đá hình Linga, biểu tượng của thần Shiva. Mặt đường được lót những phiến đá phẳng. Cuối con đường lộ ra hai ngôi đền chính hướng về phía Đông, đối xứng với nhau, trên một gò cao.
Khu đền thượng nằm ở lưng chừng núi là kiến trúc còn nguyên vẹn nhất ở Wat Phou. Ngôi đền là một khối kiến trúc được xếp từ những tảng đá lớn,
kết nối vững chắc mà không dùng bất cứ chất kết dính nào.
Phía sau ngôi đền là vách núi với những phiến đá nằm rải rác, trên đó những người thợ tài hoa xưa đã tạc những bức tượng lớn nhỏ rất sống động. Những công trình còn lại đến ngày nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp độc đáo của các bức phù điêu chạm trên tường và đá cửa với kiểu dáng cùng thời với nền văn hóa Angkor.
Các nhà khảo cổ học cho rằng, thời kỳ đó đã từng tồn tại một con đường nối Wat Phou với kinh đô Angkor của đế chế Khmer, cách đó khoảng 100 km. Vào năm 2001, Wat Phou đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tọa lạc dưới chân núi Phu Cao, tỉnh Champasak, cách sông Mekong 6 km, Wat Phou hay chùa Núi là một quần thể đền thờ Khmer độc đáo ở Lào.
Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, do người Khmer theo đạo Hindu xây dựng để thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou thuộc về lãnh thổ của người Lào và được hoán cải trở thành đền thờ Phật.
Mặc dù các công trình kiến trúc ở Wat Phou bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nhưng các cấu trúc còn sót lại ở nơi đây thì có niên đại từ thế kỷ 11 - 13.
Khu đền Wat Phou được bắt đầu với một con đường thẳng tắp được xác định với 2 hàng trụ đá hình Linga, biểu tượng của thần Shiva. Mặt đường được lót những phiến đá phẳng. Cuối con đường lộ ra hai ngôi đền chính hướng về phía Đông, đối xứng với nhau, trên một gò cao.
Khu đền thượng nằm ở lưng chừng núi là kiến trúc còn nguyên vẹn nhất ở Wat Phou. Ngôi đền là một khối kiến trúc được xếp từ những tảng đá lớn,
kết nối vững chắc mà không dùng bất cứ chất kết dính nào.
Phía sau ngôi đền là vách núi với những phiến đá nằm rải rác, trên đó những người thợ tài hoa xưa đã tạc những bức tượng lớn nhỏ rất sống động.
Những công trình còn lại đến ngày nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp độc đáo của các bức phù điêu chạm trên tường và đá cửa với kiểu dáng cùng thời với nền văn hóa Angkor.
Các nhà khảo cổ học cho rằng, thời kỳ đó đã từng tồn tại một con đường nối Wat Phou với kinh đô Angkor của đế chế Khmer, cách đó khoảng 100 km.
Vào năm 2001, Wat Phou đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.