Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự là một công trình nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là " Phố Hiến đệ nhất danh thắng".Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 để có kiến trúc hoàn chỉnh như ngày nay.Tên gọi của chùa chuông Hưng Yên bắt nguồn từ truyền thuyết, theo đó, vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông trong vùng. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông.Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa Chuông Vàng), tên dân dã là chùa Chuông.Chùa Chuông ngày nay có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ.Nét độc đáo của chùa là qua cổng tam quan có ba nhịp cầu đá xanh xây dựng năm 1702, bắc ngang qua ao (mắt rồng). Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen.Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương".Các bức tượng ở đây diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng.Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ...Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.Ngày nay chùa Chuông là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm Hưng Yên.
Nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự là một công trình nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là " Phố Hiến đệ nhất danh thắng".
Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 15) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 để có kiến trúc hoàn chỉnh như ngày nay.
Tên gọi của chùa chuông Hưng Yên bắt nguồn từ truyền thuyết, theo đó, vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông trong vùng. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông.
Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa Chuông Vàng), tên dân dã là chùa Chuông.
Chùa Chuông ngày nay có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ.
Nét độc đáo của chùa là qua cổng tam quan có ba nhịp cầu đá xanh xây dựng năm 1702, bắc ngang qua ao (mắt rồng). Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen.
Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.
Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương".
Các bức tượng ở đây diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng.
Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ...
Một trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà nay chỉ còn trong dĩ vãng.
Ngày nay chùa Chuông là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm Hưng Yên.