Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Tây Nam, nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang có một khu lăng mộ quan trọng gắn liền với lịch sử của thành phố biển.Đó là lăng mộ Ông Ích Khiêm, nhà thơ và võ tướng tài ba dưới thời nhà Nguyễn.Theo sử chép, Ông Ích Khiêm tên tự là Mục Chi, sinh năm 1829 tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.Ông thi đậu cử nhân năm 1847 và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858.Sau khi trải qua nhiều sóng gió trên quan trường, Ông Ích Khiêm mất năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm 1938, thi hài ông được cải táng về Gò Mô, một ngọn đồi thấp ở nghĩa trang xã Hòa Thọ hiện nay.Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m, rộng 3,5m, cao 0,35m.Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Nội dung bia ghi: Hoàng Triều - Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên trung Nam linh mộ. Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật. Nghĩa là: Triều Nguyễn - ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên trung Nam. Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt.Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Tây Nam, nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang có một khu lăng mộ quan trọng gắn liền với lịch sử của thành phố biển.
Đó là lăng mộ Ông Ích Khiêm, nhà thơ và võ tướng tài ba dưới thời nhà Nguyễn.
Theo sử chép, Ông Ích Khiêm tên tự là Mục Chi, sinh năm 1829 tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.
Ông thi đậu cử nhân năm 1847 và làm quan dưới triều vua Tự Đức. Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858.
Sau khi trải qua nhiều sóng gió trên quan trường, Ông Ích Khiêm mất năm 1884 tại Bình Thuận. Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ. Đến năm 1938, thi hài ông được cải táng về Gò Mô, một ngọn đồi thấp ở nghĩa trang xã Hòa Thọ hiện nay.
Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m, rộng 3,5m, cao 0,35m.
Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Nội dung bia ghi: Hoàng Triều - Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên trung Nam linh mộ. Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật. Nghĩa là: Triều Nguyễn - ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên trung Nam. Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt.
Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.