Nằm trên tuyến lửa Vĩnh Linh, địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự độc đáo nhất từng được quân và dân ta xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Một cửa hầm dẫn vào địa đạo.Với phương châm: "Một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài", địa đạo được lực lượng công an vũ trang và nhân dân địa phương tiến hành xây dựng từ đầu năm 1965 và được hoàn thành sau 2 năm. Ảnh: hệ thống hào chiến đấu trên địa đạo.Theo thống kê, 18.000 ngày công đã được huy động để đào các đường hầm có tổng chiều dài hơn 2.000m trong lòng đất đỏ bazan của địa đạo. Lúc đông nhất, địa đạo là nơi cư trú của khoảng 1.200 người.Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở.Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để tránh bom.Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, các căn hộ được bố trí dọc hai bên đường hầm cách nhau khoảng 4m. Mỗi căn hộ rộng 0,8 m, sâu 1,8m, đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Ảnh: Một căn hộ trong địa đạo.Trong địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, nhà nuôi dạy trẻ... giúp duy trì một cuộc sống tương tự như trên mặt đất. Trong thời gian chến tranh, đã có 17 đứa trẻ ra đời trong lòng địa đạo. Ảnh: Nhà hộ sinh trong địa đạo.So với trên mặt đất, cuộc sống dưới địa đạo rất khắc nghiệt. Sự chật chội, thiếu ánh sáng, điều kiện vệ sinh không đảm bảo khiến đa số cư dân địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương, mắt. Cuộc sống đưới lòng đất không phù hợp với con người, luôn thiếu ánh sáng. Ảnh: Phòng sinh hoạt với hai dãy ghế ngồi.Ngoài ra, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn đối với cư dân địa đạo. Ảnh: Giếng nước trong địa đạo.Nhưng hiểm họa thực sự cho tính mạng của người dân địa đạo vẫn là hoạt động đánh phá của không quân Mỹ. Ảnh: Hố bom Mỹ ở mặt đất trên địa đạo.Điều thần kỳ là địa đạo Vịnh Mốc không có tổn thất về người trong chiến tranh, do đã rút kinh nghiệm từ các địa đạo trước đó để xây dựng hợp lý và kiên cố hơn. Ảnh: Các vỏ bom còn sót lại trong những vụ ném bom địa đạo.Đến tận ngày hôm nay, địa đạo vẫn được giữ gìn gần như nguyên bản, trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm mảnh đất Vĩnh Linh anh hùng.
Nằm trên tuyến lửa Vĩnh Linh, địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân - dân sự độc đáo nhất từng được quân và dân ta xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Một cửa hầm dẫn vào địa đạo.
Với phương châm: "Một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài", địa đạo được lực lượng công an vũ trang và nhân dân địa phương tiến hành xây dựng từ đầu năm 1965 và được hoàn thành sau 2 năm. Ảnh: hệ thống hào chiến đấu trên địa đạo.
Theo thống kê, 18.000 ngày công đã được huy động để đào các đường hầm có tổng chiều dài hơn 2.000m trong lòng đất đỏ bazan của địa đạo. Lúc đông nhất, địa đạo là nơi cư trú của khoảng 1.200 người.
Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở.
Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để tránh bom.
Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, các căn hộ được bố trí dọc hai bên đường hầm cách nhau khoảng 4m. Mỗi căn hộ rộng 0,8 m, sâu 1,8m, đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Ảnh: Một căn hộ trong địa đạo.
Trong địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, nhà nuôi dạy trẻ... giúp duy trì một cuộc sống tương tự như trên mặt đất. Trong thời gian chến tranh, đã có 17 đứa trẻ ra đời trong lòng địa đạo. Ảnh: Nhà hộ sinh trong địa đạo.
So với trên mặt đất, cuộc sống dưới địa đạo rất khắc nghiệt. Sự chật chội, thiếu ánh sáng, điều kiện vệ sinh không đảm bảo khiến đa số cư dân địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương, mắt. Cuộc sống đưới lòng đất không phù hợp với con người, luôn thiếu ánh sáng. Ảnh: Phòng sinh hoạt với hai dãy ghế ngồi.
Ngoài ra, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn đối với cư dân địa đạo. Ảnh: Giếng nước trong địa đạo.
Nhưng hiểm họa thực sự cho tính mạng của người dân địa đạo vẫn là hoạt động đánh phá của không quân Mỹ. Ảnh: Hố bom Mỹ ở mặt đất trên địa đạo.
Điều thần kỳ là địa đạo Vịnh Mốc không có tổn thất về người trong chiến tranh, do đã rút kinh nghiệm từ các địa đạo trước đó để xây dựng hợp lý và kiên cố hơn. Ảnh: Các vỏ bom còn sót lại trong những vụ ném bom địa đạo.
Đến tận ngày hôm nay, địa đạo vẫn được giữ gìn gần như nguyên bản, trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm mảnh đất Vĩnh Linh anh hùng.