Nằm tại thành phố Shiraz của Iran, vườn Eram là một khu vườn Ba Tư nổi tiếng thế giới vì vẻ đẹp tráng lệ.Với tên gọi nghĩa là Vườn của Thiên Đàng, Eram là một khu vườn rộng lớn kết hợp với các công trình kiến trúc tráng lệ trong khuôn viên.Khu vườn được xây dựng từ thời Qajar thế kỷ 19, ban đầu được các quý tộc phong kiến và các tù trưởng bộ lạc của tỉnh Fars sử dụng, và sau đó đến lượt hoàng gia Iran.Sau khi chế độ phong kiến bị lật đổ ở Iran, tổ hợp công trình nằm dưới quyền quản lý của Đại học Pahlavi. Hiện tại, vườn Eram là một khu công viên - bảo tàng mở cửa cho công chúng tham quan.Tâm điểm của khu vườn lịch sử này là cung điện Qavam, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Qajar điển hình.Trước cung điện là hồ nước, được bao quanh bởi những khu vườn trồng đầy hoa trái lạ mắt.Vườn Eram là được coi là một khu vườn điển hình của nền văn hóa Ba Tư cổ.Đây cũng là khu vườn đẹp nhất trong các vườn Ba Tư còn lại ở Iran.Khu vườn hiện đã trở thành một phần của Di sản thế giới vườn Ba Tư được UNESCO công nhận vào năm 2011.
Nằm tại thành phố Shiraz của Iran, vườn Eram là một khu vườn Ba Tư nổi tiếng thế giới vì vẻ đẹp tráng lệ.
Với tên gọi nghĩa là Vườn của Thiên Đàng, Eram là một khu vườn rộng lớn kết hợp với các công trình kiến trúc tráng lệ trong khuôn viên.
Khu vườn được xây dựng từ thời Qajar thế kỷ 19, ban đầu được các quý tộc phong kiến và các tù trưởng bộ lạc của tỉnh Fars sử dụng, và sau đó đến lượt hoàng gia Iran.
Sau khi chế độ phong kiến bị lật đổ ở Iran, tổ hợp công trình nằm dưới quyền quản lý của Đại học Pahlavi. Hiện tại, vườn Eram là một khu công viên - bảo tàng mở cửa cho công chúng tham quan.
Tâm điểm của khu vườn lịch sử này là cung điện Qavam, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Qajar điển hình.
Trước cung điện là hồ nước, được bao quanh bởi những khu vườn trồng đầy hoa trái lạ mắt.
Vườn Eram là được coi là một khu vườn điển hình của nền văn hóa Ba Tư cổ.
Đây cũng là khu vườn đẹp nhất trong các vườn Ba Tư còn lại ở Iran.
Khu vườn hiện đã trở thành một phần của Di sản thế giới vườn Ba Tư được UNESCO công nhận vào năm 2011.