Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này. Ảnh: Lối vào hội quán Phúc Kiến.Sử sách kể rằng, vào năm 1649 nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh cai trị Trung Hoa. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nổi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Ảnh: Khoảng sân trước cổng tam quan của hội quán.Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập làng Minh Hương, tập hợp những người Hoa đến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Khách Gia. Để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Ảnh: Cổng tam quan.Trong số các hội quán của người Hoa ở Hội An, hội quán Phúc Kiến là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.Hội quán được xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. Đến năm 1757 công trình được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như bây giờ. Ảnh: Chính điện của hội quán.Về tổng thể, hội quán Phúc Kiến có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu diện. Ảnh: Hậu điện của hội quán.Trong các hội quán ở Hội An, đây cũng là hội quán có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc "Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ". Ảnh: Bên trong chính điện.Hội quán này cũng nổi tiếng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, chim thú rất sinh động và tinh xảo.Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Ảnh: bên trong hậu điện.Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Ảnh: Non bộ thể hiện cảnh cá chép hóa rồng.Tương truyền, hội quán Phúc Kiến là một nơi rất linh thiêng. Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc.Hội quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự...Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) được xem là một trong những điểm tham quan đặc sắc tại Di sản thế giới này. Ảnh: Lối vào hội quán Phúc Kiến.
Sử sách kể rằng, vào năm 1649 nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh cai trị Trung Hoa. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nổi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Ảnh: Khoảng sân trước cổng tam quan của hội quán.
Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập làng Minh Hương, tập hợp những người Hoa đến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Khách Gia. Để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Ảnh: Cổng tam quan.
Trong số các hội quán của người Hoa ở Hội An, hội quán Phúc Kiến là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Hội quán được xây dựng từ năm 1697 với cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ. Đến năm 1757 công trình được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như bây giờ. Ảnh: Chính điện của hội quán.
Về tổng thể, hội quán Phúc Kiến có kiến trúc kiểu chữ “Tam” kéo dài từ đường Trần Phú tới đường Phan Chu Trinh (sâu 120m) theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện – sân sau – và hậu diện. Ảnh: Hậu điện của hội quán.
Trong các hội quán ở Hội An, đây cũng là hội quán có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc "Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ". Ảnh: Bên trong chính điện.
Hội quán này cũng nổi tiếng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, chim thú rất sinh động và tinh xảo.
Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá như tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi, mô hình chiếc thuyền lớn và nhiều hiện vật có giá trị khác. Ảnh: bên trong hậu điện.
Về hoạt động, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên. Đây cũng là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất.
Thông qua cách bài trí thờ phụng, bố trí tiểu cảnh... kiến trúc của hội quán đã góp phần thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Ảnh: Non bộ thể hiện cảnh cá chép hóa rồng.
Tương truyền, hội quán Phúc Kiến là một nơi rất linh thiêng. Người dân và du khách đến với hội quán để thắp hương cầu sức khỏe, tài lộc.
Hội quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự...
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.