Miếu Bà hay miếu Cây Thị là một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng cổ Phước Tích ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tên gọi của miếu bắt nguồn từ việc bên cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã một nghìn năm tuổi. Không chỉ to lớn và có tuổi đời cao, đây còn là một cây đại thụ có 1-0-2 ở Việt Nam.
Nhìn phía bên ngoài, cây rất xanh tốt với tán lá phủ một diện tích rộng, phần thân có đường kính lớn và đầy vẻ gân guốc.
Ít ai ngờ rằng bên trong thân cây là một bộng rỗng kéo dài từ gốc đến ngọn, có sức chứa hàng chục người. Nhờ đặc điểm này, cây đã trở thành nơi trú ẩn của người làng qua những giai đoạn lịch sử sóng gió.
Theo lời kể người làng, từ trước năm 1945, để trốn giặc Pháp bắt đi phu, đi lính, nhiều thanh niên trong làng đã ẩn nấp trong thân cây, đợi đến khi giặc đi rồi mới chui ra.
Sau này, các tổ chức cơ sở Việt Minh đã chọn cây thị làm căn cứ hoạt động bí mật. Trong lòng thân cây, các chiến sĩ dùng gỗ để đóng bậc tam cấp từ gốc đến ngọn, biến cây thị cổ thụ thành một "lô cốt" chứa được cả một tiểu đội 12 người.
Từ bên trong cây thị, các chiến sĩ vẫn có thể quan sát mọi động tĩnh bên ngoài qua các lỗ tự nhiên trên thân cây, trong khi người ngoài nhìn vào không thể nhận ra điều gì khác lạ...
Nhờ cây thị mà suốt những năm tháng chiến tranh, rất nhiều quân dân Phước Tích đã được bảo vệ khỏi họng súng của quân thù.
Miếu Bà hay miếu Cây Thị là một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng cổ Phước Tích ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Tên gọi của miếu bắt nguồn từ việc bên cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã một nghìn năm tuổi. Không chỉ to lớn và có tuổi đời cao, đây còn là một cây đại thụ có 1-0-2 ở Việt Nam.
Nhìn phía bên ngoài, cây rất xanh tốt với tán lá phủ một diện tích rộng, phần thân có đường kính lớn và đầy vẻ gân guốc.
Ít ai ngờ rằng bên trong thân cây là một bộng rỗng kéo dài từ gốc đến ngọn, có sức chứa hàng chục người. Nhờ đặc điểm này, cây đã trở thành nơi trú ẩn của người làng qua những giai đoạn lịch sử sóng gió.
Theo lời kể người làng, từ trước năm 1945, để trốn giặc Pháp bắt đi phu, đi lính, nhiều thanh niên trong làng đã ẩn nấp trong thân cây, đợi đến khi giặc đi rồi mới chui ra.
Sau này, các tổ chức cơ sở Việt Minh đã chọn cây thị làm căn cứ hoạt động bí mật. Trong lòng thân cây, các chiến sĩ dùng gỗ để đóng bậc tam cấp từ gốc đến ngọn, biến cây thị cổ thụ thành một "lô cốt" chứa được cả một tiểu đội 12 người.
Từ bên trong cây thị, các chiến sĩ vẫn có thể quan sát mọi động tĩnh bên ngoài qua các lỗ tự nhiên trên thân cây, trong khi người ngoài nhìn vào không thể nhận ra điều gì khác lạ...
Nhờ cây thị mà suốt những năm tháng chiến tranh, rất nhiều quân dân Phước Tích đã được bảo vệ khỏi họng súng của quân thù.