Tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hiện có một cây xoài cổ thụ đã 300 năm tuổi, được cho là cổ nhất và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.. Cây xoài này cao chừng 20m, gốc to đến 4, 5 người ôm không xuể, có hàng chục cành to vươn rộng ra xung quanh, phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng chừng 300m2.
Toàn bộ phần vỏ cây xù xì, gân guốc, mang đậm dấu ấn thời gian.
Theo lời kể của các bậc cao niên địa phương, khoảng đầu thế kỷ 18, khi nhiều người về đây cư trú đã thấy cây xoài to hơn một vòng tay người lớn.
Cũng theo cư dân địa phương, dưới gốc xoài khoảng 10m có một mạch nước ngầm rất dồi dào. Do vậy mà cây có thể sống qua 3 thế kỷ trên một vùng đất nhiễm mặn nằm ngay sát biển.
Tương truyền, mỗi mùa trái, cây xoài chỉ ra trái ở một bên cây, qua mùa khác lại ra trái ở phần cành khác Trái của cây xoài này không lớn như trái của những giống xoài phổ biến hiện nay và có vị chua cùng mùi thơm khá đặc biệt...Dưới gốc xoài hiện nay có đặt một bức tượng thần Hổ. Theo giai thoại địa phương, nơi đây khi còn rừng rậm, thường có một con cọp sống ở gốc xoài. Để cầu mong được bình an khi qua lại, người dân đã tôn con cọp là “thần Hổ”. Việc cúng lễ vật cho thần Hổ đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương và được tổ chức thường niên dưới chân cây xoài.
Cách đây không lâu, cây xoái đã bị một số loài sâu bệnh như sâu đục thân, rệp sáp, mối … tấn công, vàng úa và có nguy cơ bị chết. Rất may ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tích cực vào cuộc và cứu sống được cây xoài cổ quý giá này.
Biết thông tin về cây xoài có tuổi thọ 3 thế kỷ tọa lạc tại đây, rất nhiều người dân ở khắp nơi đã đến chiêm ngưỡng cây xoài, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Hiện ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đang làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận Cây Di sản cho cây xoài cổ thụ.
Tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) hiện có một cây xoài cổ thụ đã 300 năm tuổi, được cho là cổ nhất và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long..
Cây xoài này cao chừng 20m, gốc to đến 4, 5 người ôm không xuể, có hàng chục cành to vươn rộng ra xung quanh, phủ bóng mát cả một khoảnh đất rộng chừng 300m2.
Toàn bộ phần vỏ cây xù xì, gân guốc, mang đậm dấu ấn thời gian.
Theo lời kể của các bậc cao niên địa phương, khoảng đầu thế kỷ 18, khi nhiều người về đây cư trú đã thấy cây xoài to hơn một vòng tay người lớn.
Cũng theo cư dân địa phương, dưới gốc xoài khoảng 10m có một mạch nước ngầm rất dồi dào. Do vậy mà cây có thể sống qua 3 thế kỷ trên một vùng đất nhiễm mặn nằm ngay sát biển.
Tương truyền, mỗi mùa trái, cây xoài chỉ ra trái ở một bên cây, qua mùa khác lại ra trái ở phần cành khác Trái của cây xoài này không lớn như trái của những giống xoài phổ biến hiện nay và có vị chua cùng mùi thơm khá đặc biệt...
Dưới gốc xoài hiện nay có đặt một bức tượng thần Hổ. Theo giai thoại địa phương, nơi đây khi còn rừng rậm, thường có một con cọp sống ở gốc xoài. Để cầu mong được bình an khi qua lại, người dân đã tôn con cọp là “thần Hổ”. Việc cúng lễ vật cho thần Hổ đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương và được tổ chức thường niên dưới chân cây xoài.
Cách đây không lâu, cây xoái đã bị một số loài sâu bệnh như sâu đục thân, rệp sáp, mối … tấn công, vàng úa và có nguy cơ bị chết. Rất may ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đã tích cực vào cuộc và cứu sống được cây xoài cổ quý giá này.
Biết thông tin về cây xoài có tuổi thọ 3 thế kỷ tọa lạc tại đây, rất nhiều người dân ở khắp nơi đã đến chiêm ngưỡng cây xoài, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Hiện ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu đang làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận Cây Di sản cho cây xoài cổ thụ.