Thiên táng hay còn gọi điểu táng là tập tục đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn thịt vô cùng phổ biến ở Tây Tạng. Đa số người dân nơi đây tin vào Kim Cương thừa Phật. Trong đó, cuốn kinh trên dạy con người về vòng luân hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa sau khi chết đi, con người không cần phải bảo vệ cơ thể. Do đó, thi thể người quá cố chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng.
Các chuyên gia không tìm thấy tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian xuất hiện tập tục thiên táng đặc biệt trên. Tuy nhiên, họ suy đoán rằng, nó ra đời từ thế kỉ thứ VII. Trước khi cử hành lễ Thiên táng, thi hài người chết sẽ được để trong nhà khoảng hai ngày và được các lạt ma làm lễ cầu siêu. Khi mặt trời chỉ mới nhô lên khỏi đỉnh núi, thi thể người chết sẽ được người thân mang lên những ngọn núi cao mà các Lạt ma chỉ đường, mách lối từ trước.
Lạt Ma bắt đầu nghi lễ với việc thắp hương, thắp nến và niệm chú xung quanh thi hài người chết. Sau đó, người ta sẽ xẻ thịt người chết thành nhiều mảnh. Các Lạt Ma để riêng nội tạng và không hề động chạm tới phần đầu vì bộ phận này được coi là nơi cất giữ linh hồn. Sau khi mổ xẻ thi thể người quá cố, các Lạt Ma sẽ thắp hương mời kền kền đến ăn thịt. Người ta còn đặt hoa quả và các loại thực phẩm khác để thu hút hàng trăm con đến ăn. Trong khoảng 20 phút, đàn kền kền bay rợp ngọn núi đã xơi tái toàn bộ thi thể của người chết.
Sau khi đàn kền kền hoàn thành nhiệm vụ của mình, người ta chỉ còn nhìn thấy bộ xương trắng không còn tí thịt nào. Lúc này, người ta thu nhặt những phần còn lại để vào một ngọn tháp đã được xây dựng sẵn từ gần 1 năm trước. Sau đó, Lạt Ma và người thân của nạn nhân tiếp tục đập vụn phần còn lại của thi hài rồi tiếp tục ném cho quạ và diều hâu ăn. Tập tục thiên táng này từng gặp nhiều chỉ trích trên thế giới. Tuy nhiên, người Tây Tạng coi thiên táng là nghi lễ hợp lý bởi họ sống trên thảo nguyên, suốt ngày rong ruổi trên lưng ngựa. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc chôn cất người chết tại một địa điểm nhất định hay thả trôi sông. Thêm vào đó, gỗ để làm quan tài vô cùng hiếm và không dễ tìm nên họ không thể hỏa táng được. Do đó, cho kền kền ăn thịt là phương án khả thi nhất với người Tây Tạng.
Bên cạnh đó, người Tây Tạng vô cùng quan tâm đến linh hồn sau khi chết. Họ tin rằng, nếu thiên táng như vậy thì linh hồn người xấu số sẽ được lên thiên đàng. Người Tây Tạng chủ yếu theo Phật giáo và tin tưởng việc an táng người chết bằng cách cho kền kền ăn là một trong những bài học noi theo tấm gương của Đức Phật Tổ Như Lai. Bởi lẽ, Phật Tổ từng lấy chính thân thể mình để nuôi hổ dữ nhằm không cho nó sát hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng răn dạy chúng sinh rằng, con người nên bố thí. Người dân nơi đây đã học tập và làm theo điều đó và cho kền kền ăn thit là một cách bố thí.
Một trong những quốc gia khác trên thế giới cũng có tập tục thiên táng là Australia. Người dân bản địa thường để thi thể người chết lên những cái cây khiến nó bị phân hủy nhờ thời tiết hay bị thú rừng ăn thịt.
Nhiều bộ tộc khác sống ở vùng Tây Nam Mỹ và Siberia cũng có tập tục thiên táng nổi tiếng. Họ sẽ bọc cơ thể người quá cố trong một tấm vải rồi móc lên cây. Những thi thể này sẽ dần dần tự phân hủy theo năm tháng.Những người Viking thời trung cổ suốt ngày lênh đênh trên mặt biển. Vì vậy, cuộc sống của họ gắn liền với những con thuyền và sóng biển. Sau khi qua đời, thi hài của những người Viking giàu có, đức cao vọng trọng sẽ được đặt lên một con thuyền đầy ắp thức ăn, trang sức, vũ khí.
Thỉnh thoảng, người ta còn mang cả người hầu và các loài động vật lên chiếc thuyền đó để người quá cố vẫn có cuộc sống sung túc khi sang thế giới bên kia. Con thuyền đặc biệt ấy sẽ trôi ra ngoài khơi và lênh đênh khắp nơi trên mặt biển.
Thiên táng hay còn gọi điểu táng là tập tục đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn thịt vô cùng phổ biến ở Tây Tạng. Đa số người dân nơi đây tin vào Kim Cương thừa Phật. Trong đó, cuốn kinh trên dạy con người về vòng luân hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa sau khi chết đi, con người không cần phải bảo vệ cơ thể. Do đó, thi thể người quá cố chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng.
Các chuyên gia không tìm thấy tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian xuất hiện tập tục thiên táng đặc biệt trên. Tuy nhiên, họ suy đoán rằng, nó ra đời từ thế kỉ thứ VII.
Trước khi cử hành lễ Thiên táng, thi hài người chết sẽ được để trong nhà khoảng hai ngày và được các lạt ma làm lễ cầu siêu. Khi mặt trời chỉ mới nhô lên khỏi đỉnh núi, thi thể người chết sẽ được người thân mang lên những ngọn núi cao mà các Lạt ma chỉ đường, mách lối từ trước.
Lạt Ma bắt đầu nghi lễ với việc thắp hương, thắp nến và niệm chú xung quanh thi hài người chết. Sau đó, người ta sẽ xẻ thịt người chết thành nhiều mảnh. Các Lạt Ma để riêng nội tạng và không hề động chạm tới phần đầu vì bộ phận này được coi là nơi cất giữ linh hồn.
Sau khi mổ xẻ thi thể người quá cố, các Lạt Ma sẽ thắp hương mời kền kền đến ăn thịt. Người ta còn đặt hoa quả và các loại thực phẩm khác để thu hút hàng trăm con đến ăn.
Trong khoảng 20 phút, đàn kền kền bay rợp ngọn núi đã xơi tái toàn bộ thi thể của người chết.
Sau khi đàn kền kền hoàn thành nhiệm vụ của mình, người ta chỉ còn nhìn thấy bộ xương trắng không còn tí thịt nào. Lúc này, người ta thu nhặt những phần còn lại để vào một ngọn tháp đã được xây dựng sẵn từ gần 1 năm trước. Sau đó, Lạt Ma và người thân của nạn nhân tiếp tục đập vụn phần còn lại của thi hài rồi tiếp tục ném cho quạ và diều hâu ăn.
Tập tục thiên táng này từng gặp nhiều chỉ trích trên thế giới. Tuy nhiên, người Tây Tạng coi thiên táng là nghi lễ hợp lý bởi họ sống trên thảo nguyên, suốt ngày rong ruổi trên lưng ngựa. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc chôn cất người chết tại một địa điểm nhất định hay thả trôi sông. Thêm vào đó, gỗ để làm quan tài vô cùng hiếm và không dễ tìm nên họ không thể hỏa táng được. Do đó, cho kền kền ăn thịt là phương án khả thi nhất với người Tây Tạng.
Bên cạnh đó, người Tây Tạng vô cùng quan tâm đến linh hồn sau khi chết. Họ tin rằng, nếu thiên táng như vậy thì linh hồn người xấu số sẽ được lên thiên đàng.
Người Tây Tạng chủ yếu theo Phật giáo và tin tưởng việc an táng người chết bằng cách cho kền kền ăn là một trong những bài học noi theo tấm gương của Đức Phật Tổ Như Lai. Bởi lẽ, Phật Tổ từng lấy chính thân thể mình để nuôi hổ dữ nhằm không cho nó sát hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng răn dạy chúng sinh rằng, con người nên bố thí. Người dân nơi đây đã học tập và làm theo điều đó và cho kền kền ăn thit là một cách bố thí.
Một trong những quốc gia khác trên thế giới cũng có tập tục thiên táng là Australia. Người dân bản địa thường để thi thể người chết lên những cái cây khiến nó bị phân hủy nhờ thời tiết hay bị thú rừng ăn thịt.
Nhiều bộ tộc khác sống ở vùng Tây Nam Mỹ và Siberia cũng có tập tục thiên táng nổi tiếng. Họ sẽ bọc cơ thể người quá cố trong một tấm vải rồi móc lên cây. Những thi thể này sẽ dần dần tự phân hủy theo năm tháng.
Những người Viking thời trung cổ suốt ngày lênh đênh trên mặt biển. Vì vậy, cuộc sống của họ gắn liền với những con thuyền và sóng biển. Sau khi qua đời, thi hài của những người Viking giàu có, đức cao vọng trọng sẽ được đặt lên một con thuyền đầy ắp thức ăn, trang sức, vũ khí.
Thỉnh thoảng, người ta còn mang cả người hầu và các loài động vật lên chiếc thuyền đó để người quá cố vẫn có cuộc sống sung túc khi sang thế giới bên kia. Con thuyền đặc biệt ấy sẽ trôi ra ngoài khơi và lênh đênh khắp nơi trên mặt biển.