Theo các tài liệu, ghi chép lịch sử, " cổng địa ngục" chết chóc ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại thành phố Hierapolis, Phrygia cổ đại (ngày nay là lãnh thổ thuộc thành phố Pamukkale của Thổ Nhĩ Kỳ).Trong các cuốn sách cổ, "cổng địa ngục" chết chóc này được miêu tả là vùng đất thiêng đến mức các con quạ bay qua là chết ngay lập tức.Nhà địa chất học Hy Lạp Strabo viết về cánh cổng địa ngục trên trong một cuốn sách có niên đại vào khoảng thời gian từ năm 63 TCN – năm 24 sau công nguyên có đoạn: “Nơi đây đầy khói sương ẩm ướt tới nỗi người ta chẳng thể nhìn thấy mặt đất. Bất cứ con vật nào bước vào vùng đất này đều sẽ chết ngay lập tức. Đứng trước cổng địa ngục, tôi tung những con quạ bay vào vùng đất thiêng, ngay lập tức chúng trút hơi thở cuối cùng và rơi xuống đất”.Bên cạnh tàn tích cánh cổng địa ngục trên, các chuyên gia còn tìm thấy những cột trụ khổng lồ và những bia đá nói về các vị thần cai quản âm phủ đó là thần Pluto (Diêm vương) và vợ của vị thần này là nữ thần Kore.Phía trước cánh cổng địa ngục là một hồ nước - trùng khớp với các tài liệu cổ xưa.Theo giới chuyên gia, “cổng địa ngục” là nơi diễn ra những nghi lễ chào đón cái chết, trong đó người xưa thường hiến tế các loài động vật. Những thầy tu tới hành lễ ở đây thường dùng nước ở hồ nhỏ phía trước “cổng địa ngục”.Trên thực tế, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện tượng những con quạ chết khi bay qua cánh cổng địa ngục đáng sợ này là do hít phải khí độc carbon dioxin thoát ra từ mạch nước ngầm dưới lòng đất.
Theo các tài liệu, ghi chép lịch sử, " cổng địa ngục" chết chóc ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm tại thành phố Hierapolis, Phrygia cổ đại (ngày nay là lãnh thổ thuộc thành phố Pamukkale của Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong các cuốn sách cổ, "cổng địa ngục" chết chóc này được miêu tả là vùng đất thiêng đến mức các con quạ bay qua là chết ngay lập tức.
Nhà địa chất học Hy Lạp Strabo viết về cánh cổng địa ngục trên trong một cuốn sách có niên đại vào khoảng thời gian từ năm 63 TCN – năm 24 sau công nguyên có đoạn: “Nơi đây đầy khói sương ẩm ướt tới nỗi người ta chẳng thể nhìn thấy mặt đất. Bất cứ con vật nào bước vào vùng đất này đều sẽ chết ngay lập tức. Đứng trước cổng địa ngục, tôi tung những con quạ bay vào vùng đất thiêng, ngay lập tức chúng trút hơi thở cuối cùng và rơi xuống đất”.
Bên cạnh tàn tích cánh cổng địa ngục trên, các chuyên gia còn tìm thấy những cột trụ khổng lồ và những bia đá nói về các vị thần cai quản âm phủ đó là thần Pluto (Diêm vương) và vợ của vị thần này là nữ thần Kore.
Phía trước cánh cổng địa ngục là một hồ nước - trùng khớp với các tài liệu cổ xưa.
Theo giới chuyên gia, “cổng địa ngục” là nơi diễn ra những nghi lễ chào đón cái chết, trong đó người xưa thường hiến tế các loài động vật. Những thầy tu tới hành lễ ở đây thường dùng nước ở hồ nhỏ phía trước “cổng địa ngục”.
Trên thực tế, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện tượng những con quạ chết khi bay qua cánh cổng địa ngục đáng sợ này là do hít phải khí độc carbon dioxin thoát ra từ mạch nước ngầm dưới lòng đất.