Làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây, Hà Nội) được người đời biết đến như một vùng đất “hai Vua”. Đây là sinh của hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng (761 – 802) và Ngô Quyền (898 – 944). Người xưa tin rằng, địa thế phong thủy đặc thù đã khiến Đường Lâm là “ đất phát đế vương”. Ảnh: Một con đường ở làng cổ Đường Lâm.Trong cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự”, Cao Biền – một bậc thầy phong thủy Trung Hoa, người từng làm Tiết độ sứ ở đất Việt thời còn thuộc triều Đường – đã viết: Sơn Tây có 36 huyệt chính và 85 huyệt bàng. Riêng đất Đường Lâm có huyệt đế vương. Ảnh: Giếng đá ong cổ ở Đường Lâm.Cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thì nhận xét: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy”, tức lưng tựa vào núi Tản – Núi Tổ của Việt Nam, mặt ngoảnh ra sông Hồng – sông Cái, sông Mẹ. Ảnh: Chùa Mía ở Đường Lâm.Cho đến nay, một truyền thuyết đầy kỳ bí vẫn còn được lưu truyền ở Đường Lâm. Theo đó, làng cổ Đường Lâm gồm chín làng hợp lại, trong đó, làng Mông Phụ giữ vị trí trọng tâm, có vai trò đặc biệt quan trọng về phong thủy. Ảnh: Cổng làng Mông Phụ.Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: Đầu rồng là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu rồng toả ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải. Ảnh: Đình Mông Phụ.Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng. Vì rồng bị chột nên một giếng nước trong vắt còn giếng kia nước đục. Con rồng này chính là long mạch của đất Đường Lâm. Ảnh: Giếng nước của đình Mông Phụ.Vị Thành hoàng được thờ ở đình Mông Phụ là Tản Viên Sơn thánh. Ngài được dân làng thờ phụng nhờ công lao bảo vệ vùng đất Sơn Tây trong cuộc chiến chống lại thế lực của Thủy Tinh.Trên phượng diện phong thủy, Tản Viên Sơn thánh là linh thần mạnh, khiến Cao Biền không thể trấn yểm núi Ba Vì và các vùng đất phụ cận trong ý đồ triệt hạ các nhân tài nước Nam. Ảnh: Tác phẩm chạm khắc gỗ ở đình Mông Phụ.Truyền thuyết kể rằng, Cao Biền đã đào 100 cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì, trong đó có Đường Lâm, để triệt long mạch nước ta. Nhưng y cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc.Cao Biền bị giết năm 887, khi mưu đồ chưa thành. Không thể bị trấn yểm, vài chục năm sau đất Đường Lâm sinh ra Ngô Quyền, nhà sáng lập triều Ngô, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938.Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Làng cổ Đường Lâm (TX Sơn Tây, Hà Nội) được người đời biết đến như một vùng đất “hai Vua”. Đây là sinh của hai vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng (761 – 802) và Ngô Quyền (898 – 944). Người xưa tin rằng, địa thế phong thủy đặc thù đã khiến Đường Lâm là “ đất phát đế vương”. Ảnh: Một con đường ở làng cổ Đường Lâm.
Trong cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự”, Cao Biền – một bậc thầy phong thủy Trung Hoa, người từng làm Tiết độ sứ ở đất Việt thời còn thuộc triều Đường – đã viết: Sơn Tây có 36 huyệt chính và 85 huyệt bàng. Riêng đất Đường Lâm có huyệt đế vương. Ảnh: Giếng đá ong cổ ở Đường Lâm.
Cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thì nhận xét: Đường Lâm là một địa danh có vị thế đắc địa theo thế “Tọa sơn vọng thủy”, tức lưng tựa vào núi Tản – Núi Tổ của Việt Nam, mặt ngoảnh ra sông Hồng – sông Cái, sông Mẹ. Ảnh: Chùa Mía ở Đường Lâm.
Cho đến nay, một truyền thuyết đầy kỳ bí vẫn còn được lưu truyền ở Đường Lâm. Theo đó, làng cổ Đường Lâm gồm chín làng hợp lại, trong đó, làng Mông Phụ giữ vị trí trọng tâm, có vai trò đặc biệt quan trọng về phong thủy. Ảnh: Cổng làng Mông Phụ.
Nhìn một cách tổng thể, làng Mông Phụ nằm trên thế đất hình con rồng: Đầu rồng là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ, hai mắt là hai giếng cạnh đình, râu rồng toả ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm Sải. Ảnh: Đình Mông Phụ.
Tương truyền, hai giếng ở hai bên đình Mông Phụ là hai mắt của con rồng. Vì rồng bị chột nên một giếng nước trong vắt còn giếng kia nước đục. Con rồng này chính là long mạch của đất Đường Lâm. Ảnh: Giếng nước của đình Mông Phụ.
Vị Thành hoàng được thờ ở đình Mông Phụ là Tản Viên Sơn thánh. Ngài được dân làng thờ phụng nhờ công lao bảo vệ vùng đất Sơn Tây trong cuộc chiến chống lại thế lực của Thủy Tinh.
Trên phượng diện phong thủy, Tản Viên Sơn thánh là linh thần mạnh, khiến Cao Biền không thể trấn yểm núi Ba Vì và các vùng đất phụ cận trong ý đồ triệt hạ các nhân tài nước Nam. Ảnh: Tác phẩm chạm khắc gỗ ở đình Mông Phụ.
Truyền thuyết kể rằng, Cao Biền đã đào 100 cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì, trong đó có Đường Lâm, để triệt long mạch nước ta. Nhưng y cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc.
Cao Biền bị giết năm 887, khi mưu đồ chưa thành. Không thể bị trấn yểm, vài chục năm sau đất Đường Lâm sinh ra Ngô Quyền, nhà sáng lập triều Ngô, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.