Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm Pa, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Trong hai ngôi tháp, ngôi tháp phía Bắc cao lớn hơn và cũng ít bị hư hại hơn. Ngôi tháp phía Nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía Bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn. Cả hai đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat.
Toàn bộ chân tường của tháp Bắc được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác.
Do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, bộ diềm mái của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá khổng lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Wat.Ở ngôi tháp phía Nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp Bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp Nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp Bắc. Dù bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp Nam cũng tương tự như tháp Bắc. Biểu tượng Linga-Yoni trong tháp Bắc.
Hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất phần đỉnh chóp.Theo các nghiên cứu, tháp Đôi có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 trong giai đoạn phong cách Bình Định. Đây cũng là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc Khmer nên nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều vào kiến trúc điêu khắc của tháp.
Trong nhiều thập niên, tháp Đôi đã rơi vào cảnh hoang phế và hư hại nặng nề. Đến năm 1990 tháp mới được các chuyên gia trùng tu lại và có hiện trạng như ngày nay.
Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là hai ngọn tháp Chăm Pa, gồm có tháp Bắc và tháp Nam đứng cạnh nhau trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi, ngày nay thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trong hai ngôi tháp, ngôi tháp phía Bắc cao lớn hơn và cũng ít bị hư hại hơn. Ngôi tháp phía Nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía Bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn. Cả hai đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa mà có cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, mang dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Wat.
Toàn bộ chân tường của tháp Bắc được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác.
Do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, bộ diềm mái của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá khổng lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Wat.
Ở ngôi tháp phía Nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp Bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp Nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp Bắc.
Dù bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp Nam cũng tương tự như tháp Bắc.
Biểu tượng Linga-Yoni trong tháp Bắc.
Hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất phần đỉnh chóp.
Theo các nghiên cứu, tháp Đôi có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 trong giai đoạn phong cách Bình Định. Đây cũng là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc Khmer nên nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều vào kiến trúc điêu khắc của tháp.
Trong nhiều thập niên, tháp Đôi đã rơi vào cảnh hoang phế và hư hại nặng nề. Đến năm 1990 tháp mới được các chuyên gia trùng tu lại và có hiện trạng như ngày nay.