Nằm ở góc đông bắc kinh thành Huế, Trấn Bình đài - dân gian vẫn quen gọi là đồn Mang Cá - là một công trình quân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc ở Huế. Ảnh: Phế tích của Trường Định môn - một trong hai cửa của Trấn Bình đài.Từ đầu thời Gia Long, khu vực này đã có một vòng thành đắp bằng đất gọi là đài Thái Bình. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vòng thành được xây lại bằng gạch và đổi tên là Trấn Bình đài. Ảnh: Một đoạn tường thành của Trấn Bình đài.Trấn Bình đài được xây dựng theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 m, tường thành cao 5,10 m dày gần 15 m, ngoài thành có hào rộng 32 m và sâu 4,25 m. Tòa thành có hai cửa là Trấn Bình môn và Trường Định môn cùng 6 hệ thống bậc cấp dùng để đi lên tường thành. Ảnh: Dấu vết một hệ thống bậc cấp.Trấn Bình đài được coi là một tòa thành phụ của kinh thành Huế, cách thành chính chỉ một đoạn hào chung. Nằm bên bờ sông Hương, tòa thành này trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành. Ảnh: Hào nước ngăn cách Trấn Bình đài với khu nội thành.Trong quá trình thuộc địa hóa Việt Nam, người Pháp đã chiếm giữ Trấn Bình đài theo Hiệp ước Patenôtre ký với triều đình Huế năm 1884. Lúc đó, nơi đây vẫn được gọi là "thành Mang Cá". Ảnh: Nền móng của một khu nhà trong Trấn Bình đài.Nào năm 1886, Toàn quyền Paul Bert lại ép vua Đồng Khánh nhường thêm một khu đất ở bên trong góc Đông Bắc kinh thành để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt... Người Huế đã gọi khu vực mở rộng này là Mang Cá Lớn, còn Trấn Bình đài cũ là Mang Cá Nhỏ. Từ đó, đồn Mang Cá trở thành tên chung cho cả hai khu vực này. Ảnh: Trấn Bình môn - cửa dẫn từ Mang Cá Nhỏ sang Mang Cá Lớn và nội thành.Trong lịch sử tồn tại của mình, đồn Mang Cá là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh lớn. Ảnh: Tấm biển tên của Trấn Bình môn.Ngày 5/7/1885, trong Trận Kinh thành Huế 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn, tấn công 1.400 quân Pháp. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương. Ảnh: Cánh cửa gỗ có từ thời nhà Nguyễn của Trấn Bình môn.Sau khi thực dân Pháp rút về nước, đồn Mang Cá tiếp tục trở thành trại lính của quân đội chính quyền Sài Gòn. Ảnh: Cửa bên kia của Trấn Bình môn đã bị bịt kín.Năm 1968, trong trận Mậu Thân tại Huế, đây là nơi chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Đoạn tường thành phía ngoài đồn Mang Cá Lớn.Ngày 7/2/1968, trong một trong những vụ tập kích đường không hiếm hoi của miền Bắc, bốn chiếc IL-14 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã cất cánh từ Gia Lâm với mục tiêu ném bom đồn Mang Cá. Kế hoạch này đã không thành công do không định vị được mục tiêu. Ảnh: Đồn Mang Cá Lớn nhìn từ bên ngoài.Ngày 7 tháng 2 năm 1968, một trong những vụ tập kích đường không hiếm hoi của Bắc Việt, 4 chiếc IL-14 của Không quân Nhân dân Việt Nam cất cánh từ Gia Lâm với mục tiêu ném bom đồn Mang Cá nhưng thất bại do không định vị được mục tiêu, kết quả 3 chiếc bay về an toàn, 1 chiếc bị rơi. Ảnh: Một góc của đồn Mang Cá Lớn - ngày nay nơi này là doanh trại quân đội.Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi phần lớn diện tích của Mang Cá Nhỏ vẫn bỏ hoang cho đến nay. Ảnh: Khu vực hoang phế của Mang Cá Nhỏ.
Nằm ở góc đông bắc kinh thành Huế, Trấn Bình đài - dân gian vẫn quen gọi là đồn Mang Cá - là một công trình quân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc ở Huế. Ảnh: Phế tích của Trường Định môn - một trong hai cửa của Trấn Bình đài.
Từ đầu thời Gia Long, khu vực này đã có một vòng thành đắp bằng đất gọi là đài Thái Bình. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vòng thành được xây lại bằng gạch và đổi tên là Trấn Bình đài. Ảnh: Một đoạn tường thành của Trấn Bình đài.
Trấn Bình đài được xây dựng theo kiểu Vauban, có chu vi 1.048 m, tường thành cao 5,10 m dày gần 15 m, ngoài thành có hào rộng 32 m và sâu 4,25 m. Tòa thành có hai cửa là Trấn Bình môn và Trường Định môn cùng 6 hệ thống bậc cấp dùng để đi lên tường thành. Ảnh: Dấu vết một hệ thống bậc cấp.
Trấn Bình đài được coi là một tòa thành phụ của kinh thành Huế, cách thành chính chỉ một đoạn hào chung. Nằm bên bờ sông Hương, tòa thành này trấn giữ vị trí trọng yếu của tuyến đường thủy từ cửa biển vào kinh thành. Ảnh: Hào nước ngăn cách Trấn Bình đài với khu nội thành.
Trong quá trình thuộc địa hóa Việt Nam, người Pháp đã chiếm giữ Trấn Bình đài theo Hiệp ước Patenôtre ký với triều đình Huế năm 1884. Lúc đó, nơi đây vẫn được gọi là "thành Mang Cá". Ảnh: Nền móng của một khu nhà trong Trấn Bình đài.
Nào năm 1886, Toàn quyền Paul Bert lại ép vua Đồng Khánh nhường thêm một khu đất ở bên trong góc Đông Bắc kinh thành để quân đội Pháp xây dựng doanh trại, đồn bốt... Người Huế đã gọi khu vực mở rộng này là Mang Cá Lớn, còn Trấn Bình đài cũ là Mang Cá Nhỏ. Từ đó, đồn Mang Cá trở thành tên chung cho cả hai khu vực này. Ảnh: Trấn Bình môn - cửa dẫn từ Mang Cá Nhỏ sang Mang Cá Lớn và nội thành.
Trong lịch sử tồn tại của mình, đồn Mang Cá là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh lớn. Ảnh: Tấm biển tên của Trấn Bình môn.
Ngày 5/7/1885, trong Trận Kinh thành Huế 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn, tấn công 1.400 quân Pháp. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rút về Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương. Ảnh: Cánh cửa gỗ có từ thời nhà Nguyễn của Trấn Bình môn.
Sau khi thực dân Pháp rút về nước, đồn Mang Cá tiếp tục trở thành trại lính của quân đội chính quyền Sài Gòn. Ảnh: Cửa bên kia của Trấn Bình môn đã bị bịt kín.
Năm 1968, trong trận Mậu Thân tại Huế, đây là nơi chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Đoạn tường thành phía ngoài đồn Mang Cá Lớn.
Ngày 7/2/1968, trong một trong những vụ tập kích đường không hiếm hoi của miền Bắc, bốn chiếc IL-14 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã cất cánh từ Gia Lâm với mục tiêu ném bom đồn Mang Cá. Kế hoạch này đã không thành công do không định vị được mục tiêu. Ảnh: Đồn Mang Cá Lớn nhìn từ bên ngoài.
Ngày 7 tháng 2 năm 1968, một trong những vụ tập kích đường không hiếm hoi của Bắc Việt, 4 chiếc IL-14 của Không quân Nhân dân Việt Nam cất cánh từ Gia Lâm với mục tiêu ném bom đồn Mang Cá nhưng thất bại do không định vị được mục tiêu, kết quả 3 chiếc bay về an toàn, 1 chiếc bị rơi. Ảnh: Một góc của đồn Mang Cá Lớn - ngày nay nơi này là doanh trại quân đội.
Sau năm 1975, khu vực đồn Mang Cá Lớn trở thành doanh trại Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trong khi phần lớn diện tích của Mang Cá Nhỏ vẫn bỏ hoang cho đến nay. Ảnh: Khu vực hoang phế của Mang Cá Nhỏ.