Tọa lạc ở phố Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa cổ được khởi dựng khoảng năm 1770-1774, thời Hậu Lê. Chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng vì thuở sơ khai chùa nằm ở bãi đất bên hồ Gươm, nơi tập trung các tàu voi chiến của triều đình.Bên cạnh các chư Phật, chùa Phổ Giác còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi thời vua Lê, chúa Trịnh, được ví như một vị tổ nghề luyện voi chiến của Việt Nam.Theo sử cũ, Phan Cảnh Điệp là người gốc Nghệ An, sống vào thời vua Lê Hiển Tông. Một lần nọ có một con voi xổng chuồng chạy tới khu Trường Thi ở kinh thành phá phách lung tung, làm dân chúng sợ hãi.Chúa Trịnh tuyên bố sẽ trọng thưởng cho ai bắt được voi quay về chuồng. Lúc ấy Phan Cảnh Điệp liền tới ngay. Ông nhảy lên lưng voi, dùng búa sắt đánh vào đầu khiến voi đau đớn phải quay về trước điện Kính Thiên.Như đã hứa hẹn, chúa Trịnh ban thưởng hậu hĩnh cho Phan Cảnh Điệp. Không chỉ vậy, chúa còn thăng ông từ một người lính lên làm đội trưởng, phong hàm lục phẩm. Sau này ông tham gia huấn luyện voi và cưỡi voi dẹp giặc nhiều trận nên được phong Quận công.Phan Cảnh Điệp nhận tước nhưng không làm quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật. Sau khi viên tịch, ông được tôn vinh như một vị sư tổ của chùa.Hiện nay, tượng Tổ Phan Cảnh Điệp được đặt trang trọng tại nhà tiền đường của tòa chính điện chùa Phổ Giác.Tấm bia còn được lưu giữ ở chùa Phố Giác đoạn nói rất rõ vai trò của voi trong chiến trận và vai trò của Quận công Phan Cảnh Điệp trong việc luyện voi chiến cho triều đình. Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Tọa lạc ở phố Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa cổ được khởi dựng khoảng năm 1770-1774, thời Hậu Lê. Chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng vì thuở sơ khai chùa nằm ở bãi đất bên hồ Gươm, nơi tập trung các tàu voi chiến của triều đình.
Bên cạnh các chư Phật, chùa Phổ Giác còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi thời vua Lê, chúa Trịnh, được ví như một vị tổ nghề luyện voi chiến của Việt Nam.
Theo sử cũ, Phan Cảnh Điệp là người gốc Nghệ An, sống vào thời vua Lê Hiển Tông. Một lần nọ có một con voi xổng chuồng chạy tới khu Trường Thi ở kinh thành phá phách lung tung, làm dân chúng sợ hãi.
Chúa Trịnh tuyên bố sẽ trọng thưởng cho ai bắt được voi quay về chuồng. Lúc ấy Phan Cảnh Điệp liền tới ngay. Ông nhảy lên lưng voi, dùng búa sắt đánh vào đầu khiến voi đau đớn phải quay về trước điện Kính Thiên.
Như đã hứa hẹn, chúa Trịnh ban thưởng hậu hĩnh cho Phan Cảnh Điệp. Không chỉ vậy, chúa còn thăng ông từ một người lính lên làm đội trưởng, phong hàm lục phẩm. Sau này ông tham gia huấn luyện voi và cưỡi voi dẹp giặc nhiều trận nên được phong Quận công.
Phan Cảnh Điệp nhận tước nhưng không làm quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật. Sau khi viên tịch, ông được tôn vinh như một vị sư tổ của chùa.
Hiện nay, tượng Tổ Phan Cảnh Điệp được đặt trang trọng tại nhà tiền đường của tòa chính điện chùa Phổ Giác.
Tấm bia còn được lưu giữ ở chùa Phố Giác đoạn nói rất rõ vai trò của voi trong chiến trận và vai trò của Quận công Phan Cảnh Điệp trong việc luyện voi chiến cho triều đình.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.