Bắc qua sông Mã ở vị trí cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu rất nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Tại vị trí của cầu từng có một cầu vòm thép do Pháp xây dựng năm 1904, bị phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng, khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cây cầu đã trở thành trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không quân Mỹ đã liên tục đánh phá cầu với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau.Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các đợt bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc.Do vậy, từ năm 1964-1968 đánh phá rất ác liệt nhưng không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Đến năm 1972, ngay đợt đầu của chiến tranh phá hoại lần hai (bắt đầu từ ngày 16/4/1972), không quân Mỹ áp dụng bom điều khiển bằng laser đã đánh trúng và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản.Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại của kẻ thù. Ảnh: Hang Mắt Rồng ở núi Rồng, căn cứ của quân dân Thanh Hóa trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.Ngày nay cầu Hàm Rồng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa.
Bắc qua sông Mã ở vị trí cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cầu Hàm Rồng là cây cầu rất nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tại vị trí của cầu từng có một cầu vòm thép do Pháp xây dựng năm 1904, bị phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng, khánh thành ngày 19/5/1964. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, cây cầu đã trở thành trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không quân Mỹ đã liên tục đánh phá cầu với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau.
Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các đợt bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc.
Do vậy, từ năm 1964-1968 đánh phá rất ác liệt nhưng không quân Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Đến năm 1972, ngay đợt đầu của chiến tranh phá hoại lần hai (bắt đầu từ ngày 16/4/1972), không quân Mỹ áp dụng bom điều khiển bằng laser đã đánh trúng và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.
Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại của kẻ thù. Ảnh: Hang Mắt Rồng ở núi Rồng, căn cứ của quân dân Thanh Hóa trong cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.
Ngày nay cầu Hàm Rồng là một địa điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa.