Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử. Nơi đây có cả một rừng tùng cổ 700 năm tuổi và một con đường độc đáo gọi là đường tùng đi xuyên qua khu rừng này.
Đường tùng là một lối mòn cổ xưa mang dáng vẻ kỳ thú, nằm song song với đường Trúc trên hành trình dẫn đến chùa Hoa Yên.
Dọc theo con đường gập ghềnh, những bộ rễ cổ quái của hàng cổ tùng nằm hai bên đường trồi lên khỏi mặt đất, đan quyện với những phiến đá lát đường có tuổi đời hàng thế kỷ.
Sự ngẫu nhiên của tạo hóa đã biến rễ tùng trở thành bậc thang nâng đỡ bước chân của vô số lượt khách hành hương trong hàng trăn năm qua. Có những chỗ, rễ cây bị bàn chân của người hành hương bào mòn theo năm tháng, trở nên nhẵn bóng như đá.
Hình ảnh đường tùng và những cây tùng cổ thụ trên linh sơn Yên Tử gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Giai thoại kể rằng, chính Phật hoàng Trần Nhân Tông là người phát hiện ra giống tùng đỏ rất lạ chỉ có ở Yên Tử nên đã tự tay gây dựng thành rừng tùng từ cách đây hơn 700 năm. Theo quan niệm của người phương Đông, cây tùng tượng trưng cho ý chí của bậc trượng phu luôn luôn đứng thẳng, vươn cao, không luồn cúi.
Luôn xanh tốt bốn mùa, sống bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt nên tùng cũng là biểu tượng cho khí phách kiên cường, không sợ hiểm nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời.
Đối với các thiền sư thời xưa, tùng còn là loài cây thiêng, có khả năng hút linh khí của trời đất, việc toạ thiền dưới gốc tùng sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi nhà tu hành.Ngày nay, những dấu ấn lịch sử thiêng liêng của vùng đất Phật Yên Tử như vẫn ẩn chứa sau mỗi gốc tùng.
Cây tùng được coi là loài cây đặc trưng của vùng đất Phật Yên Tử. Nơi đây có cả một rừng tùng cổ 700 năm tuổi và một con đường độc đáo gọi là đường tùng đi xuyên qua khu rừng này.
Đường tùng là một lối mòn cổ xưa mang dáng vẻ kỳ thú, nằm song song với đường Trúc trên hành trình dẫn đến chùa Hoa Yên.
Dọc theo con đường gập ghềnh, những bộ rễ cổ quái của hàng cổ tùng nằm hai bên đường trồi lên khỏi mặt đất, đan quyện với những phiến đá lát đường có tuổi đời hàng thế kỷ.
Sự ngẫu nhiên của tạo hóa đã biến rễ tùng trở thành bậc thang nâng đỡ bước chân của vô số lượt khách hành hương trong hàng trăn năm qua. Có những chỗ, rễ cây bị bàn chân của người hành hương bào mòn theo năm tháng, trở nên nhẵn bóng như đá.
Hình ảnh đường tùng và những cây tùng cổ thụ trên linh sơn Yên Tử gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của Đức vua -
Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Giai thoại kể rằng, chính Phật hoàng Trần Nhân Tông là người phát hiện ra giống tùng đỏ rất lạ chỉ có ở Yên Tử nên đã tự tay gây dựng thành rừng tùng từ cách đây hơn 700 năm. Theo quan niệm của người phương Đông, cây tùng tượng trưng cho ý chí của bậc trượng phu luôn luôn đứng thẳng, vươn cao, không luồn cúi.
Luôn xanh tốt bốn mùa, sống bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt nên tùng cũng là biểu tượng cho khí phách kiên cường, không sợ hiểm nguy trước những thử thách của thiên nhiên và cuộc đời.
Đối với các thiền sư thời xưa, tùng còn là loài cây thiêng, có khả năng hút linh khí của trời đất, việc toạ thiền dưới gốc tùng sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi nhà tu hành.
Ngày nay, những dấu ấn lịch sử thiêng liêng của vùng đất Phật Yên Tử như vẫn ẩn chứa sau mỗi gốc tùng.