Vạn Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Dinh vạn Thủy Tú (ngày nay thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được thành lập năm 1762 là nơi thờ Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Dinh vạn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa liên quan đến nghề biển, trong đó nổi bật nhất là một bộ xương cá voi khổng lồ có niên đại 2 thế kỷ. Bộ xương này gắn liền với lịch sử ra đời của dinh.Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, sau khi xây xong dinh vạn Thủy Tú có một Cá Ông rất lớn trô dạt vào bờ phía trước dinh. Lúc này, bở biển chỉ cách dinh không đầy 50m.
Thấy vậy, ngư dân trong vạn Thủy Tú đã huy động nhân lực để đưa ông vào táng trong khuôn viên của Vạn. Do Ông quá lớn, vạn Thủy Tú đã phải nhờ đến sức lực của các vạn khác ở địa phương.
Phải mất đến 2 ngày, các trai tráng mới đưa Ông vào mai táng được.
Sau hơn 2 thế kỷ lưu giữ trong tẩm, năm 2003, bộ cốt Ông được viện Hải Dương học Nha Trang phục chế và bảo quản tại nhà trưng bày của dinh.
Điều này giúp du khách có thể hình dung được mức độ to lớn đến khó tin của Cá Ông.
Theo đo đạc, bộ xương Cá Ông ở của vạn Thủy Tú dài đến 22m, nặng 65 tấn. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến hàng trăm tấn.
Với kích cỡ như vậy, bộ xương Cá Ông ở dinh vạn Thủy Tú đã được xác nhận là bộ xương lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Theo tín ngưỡng của ngư dân miền biển, Cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, chung thủy với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Mỗi khi Cá Ông chết (luy) dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận...
Trong giới ngư dân Bình Thuận những năm gần đây vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc thiêng liêng về việc Cá Ông cứu giúp những người đi biển gặp nạn do sóng to gió lớn...
Vạn Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Dinh vạn Thủy Tú (ngày nay thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) được thành lập năm 1762 là nơi thờ Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Dinh vạn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa liên quan đến nghề biển, trong đó nổi bật nhất là một bộ xương cá voi khổng lồ có niên đại 2 thế kỷ. Bộ xương này gắn liền với lịch sử ra đời của dinh.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, sau khi xây xong dinh vạn Thủy Tú có một Cá Ông rất lớn trô dạt vào bờ phía trước dinh. Lúc này, bở biển chỉ cách dinh không đầy 50m.
Thấy vậy, ngư dân trong vạn Thủy Tú đã huy động nhân lực để đưa ông vào táng trong khuôn viên của Vạn. Do Ông quá lớn, vạn Thủy Tú đã phải nhờ đến sức lực của các vạn khác ở địa phương.
Phải mất đến 2 ngày, các trai tráng mới đưa Ông vào mai táng được.
Sau hơn 2 thế kỷ lưu giữ trong tẩm, năm 2003, bộ cốt Ông được viện Hải Dương học Nha Trang phục chế và bảo quản tại nhà trưng bày của dinh.
Điều này giúp du khách có thể hình dung được mức độ to lớn đến khó tin của Cá Ông.
Theo đo đạc, bộ xương Cá Ông ở của vạn Thủy Tú dài đến 22m, nặng 65 tấn. Theo ước tính, khi còn sống Cá Ông phải nặng đến hàng trăm tấn.
Với kích cỡ như vậy, bộ xương Cá Ông ở dinh vạn Thủy Tú đã được xác nhận là bộ xương lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.
Theo tín ngưỡng của ngư dân miền biển, Cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, chung thủy với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng.
Mỗi khi Cá Ông chết (luy) dạt vào bờ, ngư dân đầu tiên trông thấy được coi là con trai của ông và phải đứng ra làm tang lễ, chôn cất cẩn thận...
Trong giới ngư dân Bình Thuận những năm gần đây vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện nhuốm màu sắc thiêng liêng về việc Cá Ông cứu giúp những người đi biển gặp nạn do sóng to gió lớn...