Rìu/bôn đá là hiện vật có niên đại sớm nhất trong đợt tiếp nhận lần này, vào Hậu kỳ đá mới khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam. Rìu có tiết diện thân hình chữ nhật, được mài nhẵn nhưng vẫn còn dấu vết ghè đẽo do mài chưa hết.Nồi gốm được xác định niên đại thời Văn hóa Đông Sơn. Nồi miệng loe nhẹ, thân hình cầu, đáy tròn, gốm màu nâu vàng, thân trang trí văn chải.Rìu lưỡi xéo làm bằng đồng, niên đại thời Văn hóa Đông Sơn. Trên thân rìu có lỗ chốt hãm gần hình tam giác.Rìu đồng phủ lớp patin màu xanh, niên đại thời Văn hóa Đông Sơn.Hai chiếc tẩu đồng có niên đại thế kỷ 17 - 18, hình dáng khá giống tẩu hiện đại, nõ của tẩu hình tròn. Một chiếc tẩu dài 46,4 cm, chiếc còn lại dài 44,7 cm.Tượng cá sấu bằng đá, trên lưng trang trí hồi văn, được xác định niên đại Đông Sơn muộn thế kỷ 1 - 2 Sau Công nguyên.Việt Nam là quốc gia thành viên thực hiện Công ước của UNESCO năm 1970 về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc xuất nhập cảnh, buôn bán trái phép tài sản văn hóa.Năm 2013, trong cuộc điều tra tại bang Indianna, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện công dân Donald Miller (hiện đã qua đời) tự xưng là nhà từ thiện, nhà khảo cổ nghiệp dư, lưu giữ trái phép bộ sưu tập lớn cổ vật và hài cốt.Năm 2014, FBI đã thu hồi hơn 7.000 đồ vật, hiện vật mà Donald Miller từ bỏ quyền sở hữu, hợp tác với FBI, mong muốn trao trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.Ngày 27/2/2019, FBI công bố thông cáo báo chí trên website của cơ quan này, tuyên bố mong muốn trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp về với cộng đồng mà chúng thuộc về, đồng thời kêu gọi chính phủ nước ngoài liên hệ, cử chuyên gia giám định liên hệ với FBI.Sau khi tiếp nhận thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo về việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đề nghị trao trả một số cổ vật được xác định là có nguồn gốc Việt Nam.Ngày 6/5/2022, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các cơ quan liên quan khẳng định việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận số cổ vật trên là đúng quy định theo điều 45 Luật di sản văn hóa và giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận số cổ vật trên qua đường ngoại giao và lưu giữ, quản lý theo quy định.Ngày 5/8/2022, được sự đồng ý và ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tiếp nhận số cổ vật từ FBI.Ngày 31/8/2022, tại Washington, đại diện Đại sứ quán Việt Nam đã bàn giao cho Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) trực tiếp mang về Việt Nam để bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.>>> Xem thêm video: Nỗ lực hồi hương ấn vàng (Nguồn: VTV4).
Rìu/bôn đá là hiện vật có niên đại sớm nhất trong đợt tiếp nhận lần này, vào Hậu kỳ đá mới khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam. Rìu có tiết diện thân hình chữ nhật, được mài nhẵn nhưng vẫn còn dấu vết ghè đẽo do mài chưa hết.
Nồi gốm được xác định niên đại thời Văn hóa Đông Sơn. Nồi miệng loe nhẹ, thân hình cầu, đáy tròn, gốm màu nâu vàng, thân trang trí văn chải.
Rìu lưỡi xéo làm bằng đồng, niên đại thời Văn hóa Đông Sơn. Trên thân rìu có lỗ chốt hãm gần hình tam giác.
Rìu đồng phủ lớp patin màu xanh, niên đại thời Văn hóa Đông Sơn.
Hai chiếc tẩu đồng có niên đại thế kỷ 17 - 18, hình dáng khá giống tẩu hiện đại, nõ của tẩu hình tròn. Một chiếc tẩu dài 46,4 cm, chiếc còn lại dài 44,7 cm.
Tượng cá sấu bằng đá, trên lưng trang trí hồi văn, được xác định niên đại Đông Sơn muộn thế kỷ 1 - 2 Sau Công nguyên.
Việt Nam là quốc gia thành viên thực hiện Công ước của UNESCO năm 1970 về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc xuất nhập cảnh, buôn bán trái phép tài sản văn hóa.
Năm 2013, trong cuộc điều tra tại bang Indianna, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện công dân Donald Miller (hiện đã qua đời) tự xưng là nhà từ thiện, nhà khảo cổ nghiệp dư, lưu giữ trái phép bộ sưu tập lớn cổ vật và hài cốt.
Năm 2014, FBI đã thu hồi hơn 7.000 đồ vật, hiện vật mà Donald Miller từ bỏ quyền sở hữu, hợp tác với FBI, mong muốn trao trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Ngày 27/2/2019, FBI công bố thông cáo báo chí trên website của cơ quan này, tuyên bố mong muốn trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp về với cộng đồng mà chúng thuộc về, đồng thời kêu gọi chính phủ nước ngoài liên hệ, cử chuyên gia giám định liên hệ với FBI.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo về việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đề nghị trao trả một số cổ vật được xác định là có nguồn gốc Việt Nam.
Ngày 6/5/2022, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các cơ quan liên quan khẳng định việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận số cổ vật trên là đúng quy định theo điều 45 Luật di sản văn hóa và giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp nhận số cổ vật trên qua đường ngoại giao và lưu giữ, quản lý theo quy định.
Ngày 5/8/2022, được sự đồng ý và ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã tiếp nhận số cổ vật từ FBI.
Ngày 31/8/2022, tại Washington, đại diện Đại sứ quán Việt Nam đã bàn giao cho Vụ Châu Mỹ (Bộ Ngoại giao) trực tiếp mang về Việt Nam để bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
>>> Xem thêm video: Nỗ lực hồi hương ấn vàng (Nguồn: VTV4).