Hành vi trộm cắp cổ vật, đồ tùy táng trong các lăng mộ Trung Quốc, đặc biệt là các lăng hoàng gia vốn chôn theo nhiều báu vật giá trị, đã xuất hiện từ thời cổ xưa.Đặc biệt với những lăng mộ dưới triều đại nhà Hán (202 TCN - 220), thời điểm cực thịnh của phong tục bồi táng, các nhà khảo cổ luôn phải thốt lên ngao ngán "có mười mộ thì chín mộ trống không".Đối với các nhà khảo cổ học hay những kẻ trộm mộ thì những ngôi mộ cổ đều có sức hút như nhau song nếu như mục đích của những kẻ trộm mộ là đào kho báu, thì mục đích của các nhà khảo cổ học lại là nghiên cứu lịch sử, văn hóa của một triều đại bí ẩn trong lịch sử.Các ngôi mộ cổ khi được khai quật thì hầu hết đã có dấu vết của bọn trộm mộ. Thế nhưng một điều đặc biệt là bọn trộm mộ thường lấy cổ vật nhưng lại không bao giờ lấy đi tiền xu. Lí do vì sao?Theo các nhà cổ học, tiền xu có giá trị rất thấp, mặc dù tiền xu là loại tiền cổ, nhưng hình dáng và cách thức đúc của các triều đại trước có những khác biệt rất lớn nên không thể lưu hành trên thị trường.Cho dù là hai triều đại kế tiếp nhau, nếu những đồng tiền xu được khai quật trong các ngôi mộ cổ thời nhà Hán bị những kẻ trộm mộ thời nhà Đường lấy ra thì loại tiền này cũng không thể được lưu hành trên thị trường và không có giá trị sử dụng.Bên cạnh đó, việc vận chuyển tiền xu cũng vô cùng khó khăn. Thời cổ đại, do giá trị của tiền xu tương đối thấp nên khi đem chôn sẽ chôn một số lượng vô cùng lớn.Những kẻ trộm mộ về cơ bản là đào hố để trộm cắp nên những đồng tiền lớn và nặng gần như không thể mang ra khỏi lăng mộ và để vận chuyển số lượng tiền khổng lồ như vậy sẽ rất bất tiện.Một nguyên nhân nữa chính là việc đưa những đồng xu cổ ra khỏi lăng mộ còn khiến những tên trộm dễ dàng mang tội chết. Vào thời cổ đại, việc sưu tầm tiền cổ là hầu như không có, vì thế đây chính là bằng chứng của việc trộm mộ.Không giống như các di vật văn hóa khác trong các ngôi mộ cổ, tiền xu có đặc điểm niên đại rõ ràng. Ai có trong tay những đồng tiền cổ đồng nghĩa với việc họ có liên quan đến các vụ trộm mộ và sẽ thu hút sự điều tra của triều đình và các quan chức.Do đó, vì sự an toàn của bản thân, những kẻ trộm mộ không dám lấy đi những đồng tiền cổ. Trộm mộ còn là một trọng tội của tất cả các triều đại. Theo ghi chép, vào thời Hán, kẻ nào ăn cắp cổ vật sẽ bị phải chịu hình phạt còn kẻ khai quật mộ cổ sẽ bị xử tử.Tuy nhiên, tiền xu có đặc điểm niên đại rõ ràng và chính xác bất cứ cổ vật nào nên dưới góc nhìn của các nhà khảo cổ, đây là "bảo vật" quý hơn vàng bạc, châu báu.Mời các bạn xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT
Hành vi trộm cắp cổ vật, đồ tùy táng trong các lăng mộ Trung Quốc, đặc biệt là các lăng hoàng gia vốn chôn theo nhiều báu vật giá trị, đã xuất hiện từ thời cổ xưa.
Đặc biệt với những lăng mộ dưới triều đại nhà Hán (202 TCN - 220), thời điểm cực thịnh của phong tục bồi táng, các nhà khảo cổ luôn phải thốt lên ngao ngán "có mười mộ thì chín mộ trống không".
Đối với các nhà khảo cổ học hay những
kẻ trộm mộ thì những ngôi
mộ cổ đều có sức hút như nhau song nếu như mục đích của những kẻ trộm mộ là đào kho báu, thì mục đích của các nhà khảo cổ học lại là nghiên cứu lịch sử, văn hóa của một triều đại bí ẩn trong lịch sử.
Các ngôi mộ cổ khi được khai quật thì hầu hết đã có dấu vết của bọn trộm mộ. Thế nhưng một điều đặc biệt là bọn trộm mộ thường lấy cổ vật nhưng lại không bao giờ lấy đi tiền xu. Lí do vì sao?
Theo các nhà cổ học, tiền xu có giá trị rất thấp, mặc dù tiền xu là loại tiền cổ, nhưng hình dáng và cách thức đúc của các triều đại trước có những khác biệt rất lớn nên không thể lưu hành trên thị trường.
Cho dù là hai triều đại kế tiếp nhau, nếu những đồng tiền xu được khai quật trong các ngôi mộ cổ thời nhà Hán bị những kẻ trộm mộ thời nhà Đường lấy ra thì loại tiền này cũng không thể được lưu hành trên thị trường và không có giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, việc vận chuyển tiền xu cũng vô cùng khó khăn. Thời cổ đại, do giá trị của tiền xu tương đối thấp nên khi đem chôn sẽ chôn một số lượng vô cùng lớn.
Những kẻ trộm mộ về cơ bản là đào hố để trộm cắp nên những đồng tiền lớn và nặng gần như không thể mang ra khỏi lăng mộ và để vận chuyển số lượng tiền khổng lồ như vậy sẽ rất bất tiện.
Một nguyên nhân nữa chính là việc đưa những đồng xu cổ ra khỏi lăng mộ còn khiến những tên trộm dễ dàng mang tội chết. Vào thời cổ đại, việc sưu tầm tiền cổ là hầu như không có, vì thế đây chính là bằng chứng của việc trộm mộ.
Không giống như các di vật văn hóa khác trong các ngôi mộ cổ, tiền xu có đặc điểm niên đại rõ ràng. Ai có trong tay những đồng tiền cổ đồng nghĩa với việc họ có liên quan đến các vụ trộm mộ và sẽ thu hút sự điều tra của triều đình và các quan chức.
Do đó, vì sự an toàn của bản thân, những kẻ trộm mộ không dám lấy đi những đồng tiền cổ. Trộm mộ còn là một trọng tội của tất cả các triều đại. Theo ghi chép, vào thời Hán, kẻ nào ăn cắp cổ vật sẽ bị phải chịu hình phạt còn kẻ khai quật mộ cổ sẽ bị xử tử.
Tuy nhiên, tiền xu có đặc điểm niên đại rõ ràng và chính xác bất cứ cổ vật nào nên dưới góc nhìn của các nhà khảo cổ, đây là "bảo vật" quý hơn vàng bạc, châu báu.