Vào cuối năm 1966 đầu năm 1967, trong quá trính khai quật tháp Chương Sơn - một di tích có từ thời Lý, nằm ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều pho tượng khỉ rất độc đáo.Những bức tượng khỉ thời Lý này đều được tạc từ đá, thể hiện những chú khỉ ngồi ở nhiều tư thế khác nhau. Niên đại những bức tượng này được xác định từ thế kỷ 11-13, cách ngày nay gần 1.000 năm.Đáng chú ý trong số các tượng khỉ được tìm thấy là hai bức tượng khỉ bịt tai và khỉ bịt miệng, nằm trong một nhóm tượng "bộ khỉ tam không" (thiếu bức tượng khỉ bịt mắt).Đây là những tác phẩm mang đặc trưng Phật giáo rõ nét, thể hiện triết lý Tam Không của nhà Phật: không nhìn điều xấu, không nói điều xấu và không nghe điều xấu.Các bức tượng được thể hiện rất sinh động, từng được sử dụng làm vật liệu trang trí kiến trúc của bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện nổi tiếng trên núi Chương Sơn, mà dân gian quen gọi là tháp Chương Sơn.Theo Phật thoại, khỉ là đệ tử rất thành tâm đến với Đức Phật. Hình tượng khỉ đã được tìm thấy ở một số di tích lịch sử của Việt Nam, nhưng lâu đời và độc đáo bậc nhất chính là những bức tượng khỉ ở tháp Chương Sơn.Ngày nay, du khách có thể ngắm nhìn những chú khỉ nghìn tuổi này tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.
Vào cuối năm 1966 đầu năm 1967, trong quá trính khai quật tháp Chương Sơn - một di tích có từ thời Lý, nằm ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều pho tượng khỉ rất độc đáo.
Những bức tượng khỉ thời Lý này đều được tạc từ đá, thể hiện những chú khỉ ngồi ở nhiều tư thế khác nhau. Niên đại những bức tượng này được xác định từ thế kỷ 11-13, cách ngày nay gần 1.000 năm.
Đáng chú ý trong số các tượng khỉ được tìm thấy là hai bức tượng khỉ bịt tai và khỉ bịt miệng, nằm trong một nhóm tượng "bộ khỉ tam không" (thiếu bức tượng khỉ bịt mắt).
Đây là những tác phẩm mang đặc trưng Phật giáo rõ nét, thể hiện triết lý Tam Không của nhà Phật: không nhìn điều xấu, không nói điều xấu và không nghe điều xấu.
Các bức tượng được thể hiện rất sinh động, từng được sử dụng làm vật liệu trang trí kiến trúc của bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện nổi tiếng trên núi Chương Sơn, mà dân gian quen gọi là tháp Chương Sơn.
Theo Phật thoại, khỉ là đệ tử rất thành tâm đến với Đức Phật. Hình tượng khỉ đã được tìm thấy ở một số di tích lịch sử của Việt Nam, nhưng lâu đời và độc đáo bậc nhất chính là những bức tượng khỉ ở tháp Chương Sơn.
Ngày nay, du khách có thể ngắm nhìn những chú khỉ nghìn tuổi này tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội.