Đền Toshogu nằm ở vùng Nikkocủa Nhật Bản ngày nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ rất độc đáo.Đó là tác phẩm thể hiện hình ảnh ba con khỉ thông thái, còn gọi là bộ khỉ tam không, mang ba cái tên lần lượt là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru. Tên gọi này có nghĩa là bịt tai, bịt mắt và bịt miệng, theo tư thế của từng chú khỉ.Tác giả của kiệt tác khỉ này là nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng của Nhật Bản thế kỉ 17.Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người Nhật đã khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng "bộ khỉ tam không" bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần Vajrakilaya có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng.Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu hành Phật giáo đi qua Trung Quốc, và vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật Bản trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang tư tưởng này về Nhật.So với ý nghĩa gốc, hình tượng ba con khỉ thông thái của người Nhật mang thêm triết lý thiền đặc trưng của đất nước này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.Hình ảnh “bộ khỉ tam không” cũng là lời nhắc nhở con người kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ nhảy nhót lung tung.Ba con khỉ thông thái chỉ là một trong 8 tác phẩm điêu khắc đặc sắc cùng một phong cách của đền Toshogu. Nhưng nó nổi tiếng hơn cả vì những ý nghĩa sâu xa và tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa đương đại.Tác phẩm này đã góp phần khiến ngôi đền Toshogu trở nên nổi tiếng thế giới.
Đền Toshogu nằm ở vùng Nikkocủa Nhật Bản ngày nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ rất độc đáo.
Đó là tác phẩm thể hiện hình ảnh ba con khỉ thông thái, còn gọi là bộ khỉ tam không, mang ba cái tên lần lượt là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru. Tên gọi này có nghĩa là bịt tai, bịt mắt và bịt miệng, theo tư thế của từng chú khỉ.
Tác giả của kiệt tác khỉ này là nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng của Nhật Bản thế kỉ 17.
Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người Nhật đã khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng "bộ khỉ tam không" bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần Vajrakilaya có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng.
Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.
Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu hành Phật giáo đi qua Trung Quốc, và vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật Bản trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang tư tưởng này về Nhật.
So với ý nghĩa gốc, hình tượng ba con khỉ thông thái của người Nhật mang thêm triết lý thiền đặc trưng của đất nước này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.
Hình ảnh “bộ khỉ tam không” cũng là lời nhắc nhở con người kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ nhảy nhót lung tung.
Ba con khỉ thông thái chỉ là một trong 8 tác phẩm điêu khắc đặc sắc cùng một phong cách của đền Toshogu. Nhưng nó nổi tiếng hơn cả vì những ý nghĩa sâu xa và tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa đương đại.
Tác phẩm này đã góp phần khiến ngôi đền Toshogu trở nên nổi tiếng thế giới.