Bia "Hạ mã" ở đền Voi Phục, Hà Nội. "Hạ mã" là một từ Hán - Việt, có nghĩa là "Xuống ngựa". Bia "Hạ mã" thời xưa thường được đặt trước các nơi quan trọng như đền, chùa, miếu, nơi ở của vua quan, để nhắc những ai đang cưỡi ngựa hãy xuống ngựa.Bia "Khuynh cái hạ mã" (Nghiêng lọng xuống ngựa) ở Phu Văn Lâu, Cố đô Huế. Việc "xuống ngựa" này nhằm mục đích biểu lộ sự kính trọng với các bậc thần linh, những người có địa vị cao trong xã hội. Theo quan niệm xưa, cưỡi ngựa ở những chốn tôn nghiêm bị coi là hành vi bất kính.Cận cảnh bia "Khuynh cái hạ mã" ở Phu Văn Lâu. Về chức năng, bia "Hạ mã" có vai trò như tấm bảng thông báo "Vui lòng xuống xe tắt máy dắt bộ" ở nhiều cơ quan công quyền và đền chùa ngày nay.Giếng cổ phía trước đình Nôm (Hưng Yên) với tấm bia "Hạ mã" ở bên trái. Chế tài cho người vi phạm bia "Hạ mã" thường được quy định bằng "phép vua" hoặc "lệ làng", mang tính ràng buộc và răn đe cao, tương tự các loại biển giao thông do nhà nước quy định thời hiện đại.Cận cảnh bia "Hạ mã" của đình Nôm. Bia "Hạ mã" từng là hình ảnh quen thuộc trong xã hội Việt Nam xưa. Tuy nhiên, do sự biến đổi của thời cuộc mà những tấm bia này biến mất dần, ngày nay chỉ còn hiện diện ở một số di tích lịch sử có tuổi đời nhiều thế kỷ.Tượng rùa đội bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Những ngày gần đây, việc các sĩ tử tụ tập cầu khấn, đặt lễ tại bia "Hạ mã" bên ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội do di tích này đóng cửa phòng dịch đã khiến nhiều người ngạc nhiên và bất bình.Khuê Văn Các - biểu tượng cho nền văn hiến xưa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Như đã đề cập ở trên, bia "Hạ mã" chỉ có ý nghĩa như một tấm biển giao thông. Việc sinh hoạt tâm linh tại bia "Hạ mã" ở Văn Miếu là việc làm vô nghĩa, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Bia "Hạ mã" ở đền Voi Phục, Hà Nội. "Hạ mã" là một từ Hán - Việt, có nghĩa là "Xuống ngựa". Bia "Hạ mã" thời xưa thường được đặt trước các nơi quan trọng như đền, chùa, miếu, nơi ở của vua quan, để nhắc những ai đang cưỡi ngựa hãy xuống ngựa.
Bia "Khuynh cái hạ mã" (Nghiêng lọng xuống ngựa) ở Phu Văn Lâu, Cố đô Huế. Việc "xuống ngựa" này nhằm mục đích biểu lộ sự kính trọng với các bậc thần linh, những người có địa vị cao trong xã hội. Theo quan niệm xưa, cưỡi ngựa ở những chốn tôn nghiêm bị coi là hành vi bất kính.
Cận cảnh bia "Khuynh cái hạ mã" ở Phu Văn Lâu. Về chức năng, bia "Hạ mã" có vai trò như tấm bảng thông báo "Vui lòng xuống xe tắt máy dắt bộ" ở nhiều cơ quan công quyền và đền chùa ngày nay.
Giếng cổ phía trước đình Nôm (Hưng Yên) với tấm bia "Hạ mã" ở bên trái. Chế tài cho người vi phạm bia "Hạ mã" thường được quy định bằng "phép vua" hoặc "lệ làng", mang tính ràng buộc và răn đe cao, tương tự các loại biển giao thông do nhà nước quy định thời hiện đại.
Cận cảnh bia "Hạ mã" của đình Nôm. Bia "Hạ mã" từng là hình ảnh quen thuộc trong xã hội Việt Nam xưa. Tuy nhiên, do sự biến đổi của thời cuộc mà những tấm bia này biến mất dần, ngày nay chỉ còn hiện diện ở một số di tích lịch sử có tuổi đời nhiều thế kỷ.
Tượng rùa đội bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Những ngày gần đây, việc các sĩ tử tụ tập cầu khấn, đặt lễ tại bia "Hạ mã" bên ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội do di tích này đóng cửa phòng dịch đã khiến nhiều người ngạc nhiên và bất bình.
Khuê Văn Các - biểu tượng cho nền văn hiến xưa ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Như đã đề cập ở trên, bia "Hạ mã" chỉ có ý nghĩa như một tấm biển giao thông. Việc sinh hoạt tâm linh tại bia "Hạ mã" ở Văn Miếu là việc làm vô nghĩa, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.