Tuy nhiên đến năm 2003, lễ phát động cuộc thi thiết kế mẫu tượng đài Thánh Gióng mới tổ chức. Mẫu tượng đài của nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân đã được chọn làm chính thức, có biểu tượng phù hợp nhất với truyền thuyết từ thời Hùng Vương thứ 6 khi giặc Ân xâm lược nước ta. Ảnh: Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân đã sáng tác từng chi tiết, toát lên được thần thái và hình tượng của Đức Thánh.
Theo thiết kế, tượng có chiều cao 11,07m, chiều rộng 13,5m, độ vươn ra là 16m với trọng lượng khoảng 85 tấn đồng mô phỏng hình ảnh cậu bé Gióng tay mang tre ngà, cưỡi ngựa sắt. Giặc tan, Thánh Gióng cởi áo giáp để lại ngang lưng chừng núi rồi phi ngựa bay về trời từ đỉnh núi đá Chồng (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Phác thảo ngựa sắt ban đầu của tác giả.
Vào ngày trùng cửu, lúc 9 giờ 9 phút 9 giây ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Sửu (2009) lễ khởi đúc được tiến hành. Công việc đúc tượng Đức Thánh được giao cho các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên, Nam Định. Ảnh: Việc đúc tượng được các nghệ nhân lành nghề Ý Yên, Nam Định đảm nhiệm.
Tượng đài Thánh Gióng là công trình văn hóa lịch sử tâm linh có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết yêu nước của dân tộc ta. Ảnh: Tim Thánh và tim ngựa được đúc bằng đồng nguyên chất, có 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch.
Đầu ngựa với những đinh tán tinh tế tượng trưng cho ngựa sắt.
Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây, hào quang và những cây tre đằng ngà.
Nghi thức cắt băng khánh thành tượng đài.
Tượng đài bay lên không trung trong áng mây - Mã đáo thành công. Toàn cảnh tượng Thánh Gióng.
Theo truyền thuyết, giặc tan, đất nước thái bình, Đức ngài đã thăng thiên hóa Thánh.
Tuy nhiên đến năm 2003, lễ phát động cuộc thi thiết kế mẫu tượng đài Thánh Gióng mới tổ chức. Mẫu tượng đài của nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân đã được chọn làm chính thức, có biểu tượng phù hợp nhất với truyền thuyết từ thời Hùng Vương thứ 6 khi giặc Ân xâm lược nước ta. Ảnh: Nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân đã sáng tác từng chi tiết, toát lên được thần thái và hình tượng của Đức Thánh.
Theo thiết kế, tượng có chiều cao 11,07m, chiều rộng 13,5m, độ vươn ra là 16m với trọng lượng khoảng 85 tấn đồng mô phỏng hình ảnh cậu bé Gióng tay mang tre ngà, cưỡi ngựa sắt. Giặc tan, Thánh Gióng cởi áo giáp để lại ngang lưng chừng núi rồi phi ngựa bay về trời từ đỉnh núi đá Chồng (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội). Ảnh: Phác thảo ngựa sắt ban đầu của tác giả.
Vào ngày trùng cửu, lúc 9 giờ 9 phút 9 giây ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Sửu (2009) lễ khởi đúc được tiến hành. Công việc đúc tượng Đức Thánh được giao cho các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên, Nam Định. Ảnh: Việc đúc tượng được các nghệ nhân lành nghề Ý Yên, Nam Định đảm nhiệm.
Tượng đài Thánh Gióng là công trình văn hóa lịch sử tâm linh có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết yêu nước của dân tộc ta. Ảnh: Tim Thánh và tim ngựa được đúc bằng đồng nguyên chất, có 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch.
Đầu ngựa với những đinh tán tinh tế tượng trưng cho ngựa sắt.
Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây, hào quang và những cây tre đằng ngà.
Nghi thức cắt băng khánh thành tượng đài.
Tượng đài bay lên không trung trong áng mây - Mã đáo thành công.
Toàn cảnh tượng Thánh Gióng.
Theo truyền thuyết, giặc tan, đất nước thái bình, Đức ngài đã thăng thiên hóa Thánh.