Ở phía Tây Bắc Hà Nội, núi Ba Vì từ xưa đã được coi là một chốn địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với Tản Viên sơn thánh – người đứng đầu trong 4 vị thần bất tử (Tứ bất tử) của Việt Nam . Không xa núi Ba Vì, phía bên kia sông Đà, trong địa phận huyện Hạ Hòa, Phú Thọ là đền Lăng Sương. Đó là nơi thánh Tản ra đời và lưu dấu những truyền thuyết về tuổi thơ của ngài.Một góc đền Lăng Sương.
Sau thánh Tản Viên, thánh Gióng là vị thánh với công lao đánh giặc cứu nước. Núi Sóc ở huyện Sóc Sơn – Hà Nội tương truyền là nơi ngài đã cưỡi ngựa sắt bay lên trời sau khi giặc tan. Ngay chân núi Sóc từ xa xưa đã dựng đền thờ Thánh Gióng để con dân nước Việt đời đời tưởng nhớ. Trước cửa đền thờ có tượng ngựa trắng gợi nhớ lại câu chuyện xin rèn ngựa sắt, roi sắt để ra dẹp giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Tượng đài Thánh Gióng mới được xây dựng trên đỉnh núi Sóc. Từ dưới chân núi đi lên đến tượng đài Thánh Gióng ở trên đỉnh núi là con đường với hơn 1.000 bậc thang bằng đá đi dưới bóng thông râm mát rất thơ mộng. Theo bước chân người Việt từ miền núi đi xuống châu thổ, truyền thuyết về chuyện tình của Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã xác lập cặp vợ chồng này thành một trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức thánh Chử được thờ chính tại đền Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Trong ảnh là một dịp lễ hội tại đền Dạ Trạch. Mối tình Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã để lại một giai thoại tình yêu đẹp cho đời và có lẽ cũng là một tuyên ngôn về tự do tình yêu từ thời xa xưa. Ngày nay, để tưởng nhớ cuộc kỳ ngộ của Đồng Tử và Tiên Dung tại bãi sông, mỗi dịp lễ hội người dân Dạ Trạch lại tổ chức ra bờ sông Hồng làm lễ rước nước.
Bình nước được lấy từ sông Hồng mang vào đền thờ là một nghi lễ rất quan trọng trong lễ hội. Nhiều người tin rằng các cặp đôi đang yêu nhau về dự lễ hội Chử Đồng Tử vào tháng 2 âm lịch hàng năm thì tình cảm sẽ gắn bó bền lâu hơn. Lui về phía nam châu thổ sông Hồng, phủ Dày ở Vụ Bản – Nam Định vào tháng 3 hàng năm tấp nập người khắp nơi hành hương về lễ mẫu. Nơi đây thờ mẫu Liễu Hạnh là vị thần thứ 4 của Tứ bất tử.
Mẫu Liễu Hạnh được thờ phụng ở nhiều nơi trong nước ta nhưng nơi quy mô nhất là quần thể di tích phủ Dày ở xã Kim Thái – Vụ Bản – Nam Định. Đây là đất phát tích của Mẫu Liễu nên có cả một quần thể gồm đền thờ, lăng mộ và những phủ lưu dấu những lần thánh hiển linh. Trong ảnh là Phủ Vân Cát, tương truyền là nền nhà cũ của cha mẹ đẻ mẫu Liễu. Phủ Tiên Hương, còn được gọi là phủ Chính, được dựng trên đất làng Tiên Hương là quê chồng của mẫu Liễu, cũng là nơi mà người đã hóa và sau đó thường hiển linh.
Cách đó không xa và nằm trên đất của làng Tiên Hương là lăng mộ của mẫu Liễu với các cấu trúc hoàn toàn bằng đá được xây dựng từ thời nhà Nguyễn.
Ở phía Tây Bắc Hà Nội, núi Ba Vì từ xưa đã được coi là một chốn địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với Tản Viên sơn thánh – người đứng đầu trong 4 vị thần bất tử (Tứ bất tử) của Việt Nam .
Không xa núi Ba Vì, phía bên kia sông Đà, trong địa phận huyện Hạ Hòa, Phú Thọ là đền Lăng Sương. Đó là nơi thánh Tản ra đời và lưu dấu những truyền thuyết về tuổi thơ của ngài.
Một góc đền Lăng Sương.
Sau thánh Tản Viên, thánh Gióng là vị thánh với công lao đánh giặc cứu nước. Núi Sóc ở huyện Sóc Sơn – Hà Nội tương truyền là nơi ngài đã cưỡi ngựa sắt bay lên trời sau khi giặc tan.
Ngay chân núi Sóc từ xa xưa đã dựng đền thờ Thánh Gióng để con dân nước Việt đời đời tưởng nhớ.
Trước cửa đền thờ có tượng ngựa trắng gợi nhớ lại câu chuyện xin rèn ngựa sắt, roi sắt để ra dẹp giặc trong truyền thuyết Thánh Gióng.
Tượng đài Thánh Gióng mới được xây dựng trên đỉnh núi Sóc.
Từ dưới chân núi đi lên đến tượng đài Thánh Gióng ở trên đỉnh núi là con đường với hơn 1.000 bậc thang bằng đá đi dưới bóng thông râm mát rất thơ mộng.
Theo bước chân người Việt từ miền núi đi xuống châu thổ, truyền thuyết về chuyện tình của Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã xác lập cặp vợ chồng này thành một trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức thánh Chử được thờ chính tại đền Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Trong ảnh là một dịp lễ hội tại đền Dạ Trạch.
Mối tình Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã để lại một giai thoại tình yêu đẹp cho đời và có lẽ cũng là một tuyên ngôn về tự do tình yêu từ thời xa xưa. Ngày nay, để tưởng nhớ cuộc kỳ ngộ của Đồng Tử và Tiên Dung tại bãi sông, mỗi dịp lễ hội người dân Dạ Trạch lại tổ chức ra bờ sông Hồng làm lễ rước nước.
Bình nước được lấy từ sông Hồng mang vào đền thờ là một nghi lễ rất quan trọng trong lễ hội. Nhiều người tin rằng các cặp đôi đang yêu nhau về dự lễ hội Chử Đồng Tử vào tháng 2 âm lịch hàng năm thì tình cảm sẽ gắn bó bền lâu hơn.
Lui về phía nam châu thổ sông Hồng, phủ Dày ở Vụ Bản – Nam Định vào tháng 3 hàng năm tấp nập người khắp nơi hành hương về lễ mẫu. Nơi đây thờ mẫu Liễu Hạnh là vị thần thứ 4 của Tứ bất tử.
Mẫu Liễu Hạnh được thờ phụng ở nhiều nơi trong nước ta nhưng nơi quy mô nhất là quần thể di tích phủ Dày ở xã Kim Thái – Vụ Bản – Nam Định. Đây là đất phát tích của Mẫu Liễu nên có cả một quần thể gồm đền thờ, lăng mộ và những phủ lưu dấu những lần thánh hiển linh. Trong ảnh là Phủ Vân Cát, tương truyền là nền nhà cũ của cha mẹ đẻ mẫu Liễu.
Phủ Tiên Hương, còn được gọi là phủ Chính, được dựng trên đất làng Tiên Hương là quê chồng của mẫu Liễu, cũng là nơi mà người đã hóa và sau đó thường hiển linh.
Cách đó không xa và nằm trên đất của làng Tiên Hương là lăng mộ của mẫu Liễu với các cấu trúc hoàn toàn bằng đá được xây dựng từ thời nhà Nguyễn.