1. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là đền thờ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc. Công trình đặc sắc nhất của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Một gian chái bên chính điện hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.2. Tọa lạc trên đường Thanh Niên, Hà Nội, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía thành kinh thành Thăng Long xưa.Tương truyền đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Ban đầu đền nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại từ năm 1474, thời vua Lê Thánh Tông. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.Nằm bên Hồ Tây, Đền Quán Thánh cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc Hà Nội. Đây cũng là địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ở thủ đô.3. Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, đền Bạch Mã cũng là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo các nhà sử học, đây chính là ngôi đền cổ nhất của thủ đô.Đền được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tên gọi Bạch Mã xuất phát từ truyền thuyết vua Lý Thái Tổ theo dấu chân ngựa trắng từ đền đi ra vẽ đồ án xây thành Thăng Long sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng được bố trí theo chiều dọc.Người dân Hà Nội từ xưa tới nay tin rằng Đền Bạch Mã rất linh thiêng. Cùng với các giá trị về văn hóa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật, đền Bạch Mã còn là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội về nhiều mặt.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là đền thờ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Tương truyền, trên hòn đảo Ngọc vào thời Lý có một ngôi đền tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Qua nhiều thế kỷ, đền đã nhiều lần sụp đổ và được xây lại.
Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc. Công trình đặc sắc nhất của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.
Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Một gian chái bên chính điện hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.
Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
2. Tọa lạc trên đường Thanh Niên, Hà Nội, đền Quán Thánh (tên chữ là Trấn Vũ Quán) là ngôi đền cổ có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất Hà Nội. Đây cũng là một trong Thăng Long Tứ Trấn - bốn ngôi đền thiêng trấn giữ bốn phía thành kinh thành Thăng Long xưa.
Tương truyền đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Ban đầu đền nằm ở một vị trí khác và được di dời về vị trí hiện tại từ năm 1474, thời vua Lê Thánh Tông. Diện mạo ngày nay của đền về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.
Ngôi chính điện (bái đường) của đền là nơi đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm 1677, đời Lê Hy Tông. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Nằm bên Hồ Tây, Đền Quán Thánh cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc Hà Nội. Đây cũng là địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ở thủ đô.
3. Nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, trung tâm khu phố cổ Hà Nội, đền Bạch Mã cũng là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo các nhà sử học, đây chính là ngôi đền cổ nhất của thủ đô.
Đền được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tên gọi Bạch Mã xuất phát từ truyền thuyết vua Lý Thái Tổ theo dấu chân ngựa trắng từ đền đi ra vẽ đồ án xây thành Thăng Long sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng được bố trí theo chiều dọc.
Người dân Hà Nội từ xưa tới nay tin rằng Đền Bạch Mã rất linh thiêng. Cùng với các giá trị về văn hóa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật, đền Bạch Mã còn là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội về nhiều mặt.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.