1. Nằm tại xã biên giới Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Thạch Động là ngọn núi đá vôi dựng đứng như một ngọn tháp, cao gần 100 mét. Trong lòng Thạch Động là một hệ thống hang động kỳ ảo, nơi tọa lạc chùa Tiên Sơn do dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 41 xây dựng năm 1790.Tư liệu lịch sử cho biết trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong Chân Nhân dưới thời Mạc Cửu, thân sinh của Mạc Thiên Tích.Các hang động này cũng chính là nơi phát tích truyện cổ tích Thạch Sanh nổi tiếng của người Việt. Trong truyện, Thạch Động là hang đại bàng tinh, nơi chàng Thạch Sanh thâm nhập để giết đại bàng giải cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Men theo bậc thang nhỏ lên tầng trên nhìn ra bên ngoài hang, có một khối thạch nhũ hình đầu con đại bàng khổng lồ đang quặp công chúa. Hang còn có một nhánh ăn sâu xuống lòng đất và thông ra biển, tương truyền là nơi Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề.2. Nằm trong khu thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Chùa cổ có tên chữ Hải Sơn Tự, nằm ở chân núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài.Tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ việc chính điện của chùa nằm gọn trong hang động ăn vào lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.Hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm. Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng các núi đá kỳ vĩ của thắng cảnh Hòn Chông nhấp nhô trên mặt biển.3. Tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ.Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành. Kề bên am tu có một hang núi sâu.Theo giai thoại, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Từ khi bà Thơ đến tu, đôi mãng xà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa. Hang núi gắn với giai thoại xưa đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ chư Phật.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
1. Nằm tại xã biên giới Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Thạch Động là ngọn núi đá vôi dựng đứng như một ngọn tháp, cao gần 100 mét. Trong lòng Thạch Động là một hệ thống hang động kỳ ảo, nơi tọa lạc chùa Tiên Sơn do dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 41 xây dựng năm 1790.
Tư liệu lịch sử cho biết trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong Chân Nhân dưới thời Mạc Cửu, thân sinh của Mạc Thiên Tích.
Các hang động này cũng chính là nơi phát tích truyện cổ tích Thạch Sanh nổi tiếng của người Việt. Trong truyện, Thạch Động là hang đại bàng tinh, nơi chàng Thạch Sanh thâm nhập để giết đại bàng giải cứu công chúa và con vua Thủy Tề.
Men theo bậc thang nhỏ lên tầng trên nhìn ra bên ngoài hang, có một khối thạch nhũ hình đầu con đại bàng khổng lồ đang quặp công chúa. Hang còn có một nhánh ăn sâu xuống lòng đất và thông ra biển, tương truyền là nơi Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề.
2. Nằm trong khu thắng cảnh Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), chùa Hang Hòn Chông là ngôi cổ tự nổi tiếng ở địa đầu phương Nam của đất nước. Chùa cổ có tên chữ Hải Sơn Tự, nằm ở chân núi đá Hải Sơn, sát biển Bãi Dương với bãi cát mịn trải dài.
Tên gọi chùa Hang bắt nguồn từ việc chính điện của chùa nằm gọn trong hang động ăn vào lòng núi. Đây là một động đá vôi có hai cửa chạy theo trục Đông Bắc –Tây Nam, chiều dài hơn 50 mét.
Hang động này được tạo thành từ núi đá vôi bị nước biển xâm thực trong hàng vạn năm. Căn cứ vào lượng vỏ sò hến thu được, người ta phỏng đoán vào thời xa xưa núi Hải Sơn từng nằm dưới mực nước biển. Sau này, vỏ sò ốc được dùng làm vật liệu xây dựng một số công trình của chùa Hang.
Từ chính điện của chùa đi về phía cổng sau, du khách sẽ bất ngờ khi một khoảng không gian khoáng đạt hiện ra với khung cảnh Bãi Dương thơ mộng cùng các núi đá kỳ vĩ của thắng cảnh Hòn Chông nhấp nhô trên mặt biển.
3. Tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ.
Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành. Kề bên am tu có một hang núi sâu.
Theo giai thoại, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Từ khi bà Thơ đến tu, đôi mãng xà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa. Hang núi gắn với giai thoại xưa đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ chư Phật.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.