Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc được công nhận là nơi đặt bức tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam.Pho tượng Phật bằng đá ngọc Corindon có chứa 80-90% Saphire, cao 3,45m, nặng 31 tấn (phần thân tượng nặng 13 tấn, phần bệ tượng nặng 18 tấn). Tượng tạo tác Đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già theo tư thế nhập định 49 ngày dưới cây bồ đề. Chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương đã đón nhận kỷ lục “Ngôi chùa có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á”. Đó là tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m được an vị trên độ cao cách mặt đất 23m, gợi liên tưởng đến hình ảnh Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Ta La song thọ cách đây trên 2.557 năm.
Dưới chân bệ nằm của Đức Phật là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết-bàn. Quanh tượng Phật còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi-măng. Cầu thang chính dẫn lên tượng Phật gồm 49 bậc, tượng trưng cho 49 năm hành đạo của Đức Phật. Chùa Phật Lớn, thuộc Khu Du lịch núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã khánh thành tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á. Tượng được đặt trên đỉnh Thiên Cấm Sơn, núi Cấm, cao 710 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí. Chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27 m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Pho tượng có tên là “Kỳ lam Ngọc Phật” đặt tại chùa Hội An, tỉnh Bình Dương đã được công nhận là tượng Phật nhập Niết- bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam.
Tượng được làm từ một phiến đá Corindon chứa tỉ lệ cao Saphire, chiều dài 4,2m, nặng trên 46 tấn có tuổi hàng triệu năm, được khai thác tại xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Khi hoàn thiện, trọng lượng pho tượng Phật còn lại khoảng 35 tấn. Khánh thành cách đây 50 năm nhưng phải đến năm 2013 tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn chùa Linh Sơn Trường Thọ tại núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận mới được ghi vào kỷ lục châu Á là “Tượng Phật dài nhất nằm trên đỉnh núi".
Tượng có chiều dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt. Chiều ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đặt trên đỉnh núi An Kỳ Sinh cao nhất khu di tích, danh thắng Yên Tử, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 705 ngày Ngài nhập Niết Bàn. Đây là bức tượng đúc đồng liền khối lớn nhất và tượng đồng được đổ ở độ cao lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 11 m nặng 138 tấn, được đúc bằng 138 tấn đồng với thời gian 4 năm. Nằm ở độ cao 900 m so với mực nước biển, bức tượng toát lên vẻ uy nghi, mặt tượng hướng ra phía mặt trời mọc.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc được công nhận là nơi đặt bức tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam.
Pho tượng Phật bằng đá ngọc Corindon có chứa 80-90% Saphire, cao 3,45m, nặng 31 tấn (phần thân tượng nặng 13 tấn, phần bệ tượng nặng 18 tấn). Tượng tạo tác Đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già theo tư thế nhập định 49 ngày dưới cây bồ đề.
Chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương đã đón nhận kỷ lục “Ngôi chùa có tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á”. Đó là tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52m, cao 12m được an vị trên độ cao cách mặt đất 23m, gợi liên tưởng đến hình ảnh Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Ta La song thọ cách đây trên 2.557 năm.
Dưới chân bệ nằm của Đức Phật là 20 bức phù điêu thể hiện cuộc đời của Đức Phật từ lúc Đản sinh đến lúc nhập Niết-bàn. Quanh tượng Phật còn được trang trí 840 cánh hoa sen đắp bằng xi-măng. Cầu thang chính dẫn lên tượng Phật gồm 49 bậc, tượng trưng cho 49 năm hành đạo của Đức Phật.
Chùa Phật Lớn, thuộc Khu Du lịch núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã khánh thành tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.
Tượng được đặt trên đỉnh Thiên Cấm Sơn, núi Cấm, cao 710 m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí. Chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27 m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép.
Pho tượng có tên là “Kỳ lam Ngọc Phật” đặt tại chùa Hội An, tỉnh Bình Dương đã được công nhận là tượng Phật nhập Niết- bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam.
Tượng được làm từ một phiến đá Corindon chứa tỉ lệ cao Saphire, chiều dài 4,2m, nặng trên 46 tấn có tuổi hàng triệu năm, được khai thác tại xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Khi hoàn thiện, trọng lượng pho tượng Phật còn lại khoảng 35 tấn.
Khánh thành cách đây 50 năm nhưng phải đến năm 2013 tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn chùa Linh Sơn Trường Thọ tại núi Tà Cú, tỉnh Bình Thuận mới được ghi vào kỷ lục châu Á là “Tượng Phật dài nhất nằm trên đỉnh núi".
Tượng có chiều dài 49 mét tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt. Chiều ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đặt trên đỉnh núi An Kỳ Sinh cao nhất khu di tích, danh thắng Yên Tử, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 705 ngày Ngài nhập Niết Bàn. Đây là bức tượng đúc đồng liền khối lớn nhất và tượng đồng được đổ ở độ cao lớn nhất Việt Nam.
Tượng cao 11 m nặng 138 tấn, được đúc bằng 138 tấn đồng với thời gian 4 năm. Nằm ở độ cao 900 m so với mực nước biển, bức tượng toát lên vẻ uy nghi, mặt tượng hướng ra phía mặt trời mọc.