Vạn Lý Trường Thành nằm trong danh sách những nơi phải đến trước khi chúng biến mất. Công trình nổi tiếng thế giới này bị ảnh hưởng bởi xói mòn tự nhiên, hành động ăn trộm gạch, bị san phẳng một phần để phát triển nông nghiệp... Theo ước tính, khoảng 1/3 Vạn Lý Trường Thành biến mất hoàn toàn.Lăng mộ Taj Mahal là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất ở Ấn Độ có nguy cơ biến mất hoàn toàn do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xói mòn và những đám đông ăn uống ngay trước mặt tiền bằng đá cẩm thạch trắng.Biển Chết giáp biên giới giữa Jordan và Israel, đã giảm khoảng 1/3 diện tích trong khoảng 40 năm qua. Nơi đây đang thu hẹp diện tích với một tốc độ đáng báo động và Biển Chết có nguy cơ biến mất trong thời gian tới do việc khai thác nguồn nước từ sông Jordan khá lớn.Vườn quốc gia và khu bảo tồn Denali đang đối mặt với nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu khiến cho băng tan chảy. Điều này khiến cho những dòng sông băng tan chảy, lượng tuyết giảm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các động vật hoang dã.Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới. Đây là địa điểm nên đến trước khi biến mất mà bạn nên ghé thăm. Sự gia tăng nhiệt độ của đại dương, lốc xoáy, san hô bị đổi màu sang màu trắng và nước biển ô nhiễm đang phá hủy rạn san hô này qua từng năm.Quần đảo Seychelles thuộc Ấn Độ Dương, ngoài khơi biển Madagascar có nguy cơ biến mất hoàn toàn do đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xói mòn bờ biển.Dãy núi Alps bị mất hơn một nửa khối lượng băng do sự gia tăng nhiệt độ từ việc biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm, dãy núi Alps mất khoảng 3% lượng băng. Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng thì các chuyên gia ước tính băng trên dãy núi này sẽ biến mất vào năm 2050.Hẻm núi Grand Canyon được đưa vào danh sách 11 địa điểm lịch sử đáng báo động tại Mỹ sau sự tác động của hàng loạt dự án phát triển kinh tế, từ mỏ uranium cho đến khu resort cho khách du lịch. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những địa hình quan trọng của hẻm núi cũng như nguồn nước chính tại đây (sông Colorado) bị phá hủy hoàn toàn.Những kim tự tháp, tượng nhân sư ở Memphis và Necropolis, Ai Cập đang phải đối diện với nạn xói mòn nghiêm trọng. Các chuyên gia quan ngại tình trạng trên có thể khiến các công trình kiến trúc kỳ vĩ tại đây sụp đổ.Lưu vực sông Congo, Châu Phi là khu rừng nhiệt đới lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực có hệ sinh thái đa dạng nhất. Nơi đây có hơn 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim, 400 loài động vật. Trong những năm qua, khu vực đã giảm đi 1,3 triệu m2 rừng do nạn chặt phá rừng trái phép. Liên Hợp Quốc đã dự đoán 2/3 khu rừng sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2040.
Vạn Lý Trường Thành nằm trong danh sách những nơi phải đến trước khi chúng biến mất. Công trình nổi tiếng thế giới này bị ảnh hưởng bởi xói mòn tự nhiên, hành động ăn trộm gạch, bị san phẳng một phần để phát triển nông nghiệp... Theo ước tính, khoảng 1/3 Vạn Lý Trường Thành biến mất hoàn toàn.
Lăng mộ Taj Mahal là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất ở Ấn Độ có nguy cơ biến mất hoàn toàn do ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xói mòn và những đám đông ăn uống ngay trước mặt tiền bằng đá cẩm thạch trắng.
Biển Chết giáp biên giới giữa Jordan và Israel, đã giảm khoảng 1/3 diện tích trong khoảng 40 năm qua. Nơi đây đang thu hẹp diện tích với một tốc độ đáng báo động và Biển Chết có nguy cơ biến mất trong thời gian tới do việc khai thác nguồn nước từ sông Jordan khá lớn.
Vườn quốc gia và khu bảo tồn Denali đang đối mặt với nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu khiến cho băng tan chảy. Điều này khiến cho những dòng sông băng tan chảy, lượng tuyết giảm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các động vật hoang dã.
Great Barrier Reef là rạn san hô lớn nhất thế giới. Đây là địa điểm nên đến trước khi biến mất mà bạn nên ghé thăm. Sự gia tăng nhiệt độ của đại dương, lốc xoáy, san hô bị đổi màu sang màu trắng và nước biển ô nhiễm đang phá hủy rạn san hô này qua từng năm.
Quần đảo Seychelles thuộc Ấn Độ Dương, ngoài khơi biển Madagascar có nguy cơ biến mất hoàn toàn do đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xói mòn bờ biển.
Dãy núi Alps bị mất hơn một nửa khối lượng băng do sự gia tăng nhiệt độ từ việc biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm, dãy núi Alps mất khoảng 3% lượng băng. Nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng thì các chuyên gia ước tính băng trên dãy núi này sẽ biến mất vào năm 2050.
Hẻm núi Grand Canyon được đưa vào danh sách 11 địa điểm lịch sử đáng báo động tại Mỹ sau sự tác động của hàng loạt dự án phát triển kinh tế, từ mỏ uranium cho đến khu resort cho khách du lịch. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những địa hình quan trọng của hẻm núi cũng như nguồn nước chính tại đây (sông Colorado) bị phá hủy hoàn toàn.
Những kim tự tháp, tượng nhân sư ở Memphis và Necropolis, Ai Cập đang phải đối diện với nạn xói mòn nghiêm trọng. Các chuyên gia quan ngại tình trạng trên có thể khiến các công trình kiến trúc kỳ vĩ tại đây sụp đổ.
Lưu vực sông Congo, Châu Phi là khu rừng nhiệt đới lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực có hệ sinh thái đa dạng nhất. Nơi đây có hơn 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim, 400 loài động vật. Trong những năm qua, khu vực đã giảm đi 1,3 triệu m2 rừng do nạn chặt phá rừng trái phép. Liên Hợp Quốc đã dự đoán 2/3 khu rừng sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2040.