Thành lập ngày 17/3/1879, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang là ngôi trường THPT lâu đời nhất của Việt Nam. Khi mới thành lập, trường được đặt tên là Collège de My Tho, năm 1942 đổi tên là Collège Le Myre De Villers. Từ năm 1953 đến nay, trường mang tên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. GS Trần Đại Nghĩa và nhà văn Hồ Biểu Chánh là cựu học sinh của trường này. Ảnh: Yuht.N (Flickr). Thành lập vào ngày 23/10/1896, Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế (thường gọi Quốc Học - Huế, hoặc Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế. Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc đã từng theo học tại đây, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện nay, THPT chuyên Quốc Học - Huế là một trong ba trường trung học chất lượng cao của Việt Nam. Ảnh: Nguutonthat (Panoramio).Năm 1907, ĐH Đông Dương chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Đây là cơ sở giáo dục bậc ĐH đầu tiên ở Đông Dương. Vì trường đã khích lệ phong trào yêu nước trong năm 1908-1909, thực dân Pháp đã cắt ngân sách và dừng hoạt động của trường cho tới năm 1917. Sau Cách mạng Tháng Tám, trường đổi tên thành ĐH Quốc gia Việt Nam, năm 1956 là ĐH Tổng hợp và từ 1993 thì lấy tên ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngày nay, ĐH Quốc gia Hà Nội giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo tầng lớp tri thức với hệ thống giáo dục uy tín hàng đầu Việt Nam. Ảnh: Đăng Định (Panoramio). Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat) được thành lập ở Hà Nội năm 1908. Người Hà Nội thường gọi là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn làm thầy giáo cũng đã dạy học tại đây. Năm 1945, trường đổi tên thành Chu Văn An, tên vị danh sư thời Trần. Cũng như trường Quốc học Huế, THPT Chu Văn An là một trong 3 trường trung học trọng điểm của Việt Nam. Thành lập từ năm 1915, THPT Nguyễn Thị Minh Khai ban đầu được gọi là trường Nữ Sinh Áo Tím do đây là trường nữ học và đồng phục là áo dài tím. Năm 1922, trường được khắc tên chính thức là Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Của Thiếu Nữ Bản Xứ), năm 1940 đổi thành Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long, năm 1953 là Trường Nữ Trung học Gia Long. Các phong trào yêu nước do nữ sinh của trường tiến hành đã khiến nhiều thế hệ nữ sinh được gọi là Áo Tím trên khắp miền Nam. Sau năm 1975, trường mang tên nhà nữ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và giữ vai trò là một trong những lá cờ đầu của nền giáo dục TP HCM.
Trong các trường THCS ở Hà Nội, Trưng Vương là ngôi trường lâu đời nhất. Trường được thành lập năm 1917, khi ấy mang tên Đồng Khánh, là một trường dành cho nữ sinh. Sau Cách mạng, trường được đổi tên thành Trưng Vương và dành cho cả học sinh nam và nữ. Ngày nay, trường THCS Trưng Vương là một trong những lá cờ đầu của giáo dục thủ đô, với nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy. Ảnh: Vudoanket (Panoramio).Năm 1919, Pháp cho thành lập hai trường dành cho con em các quan chức người Việt tại Hà Nội là Grand Lycée (đào tạo các lớp trên) và Petit Lycée (đào tạo các lớp dưới). Năm 1954, hai trường hợp nhất dưới cái tên Albert Sarraut (tên của toàn quyền Đông Dương từ 1911 – 1919). Sau giải phóng, cái tên Albert Sarraut bị xóa bỏ. Năm 1960, trường được phân chia thành PTTH Hoàn Kiếm (học sáng) và PTTH Trần Phú (học chiều). Năm 1995, hai trường sáp nhập, lấy tên THPT Trần Phú. Tháng 2/2009 trường đổi tên thành THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm. Trường THPT Phan Đình Phùng có lịch sử từ năm 1923, với cái tên École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Đông Dương). Thời bấy giờ, ngôi trường này là một trường học lớn dành cho người Việt, về tầm vóc có thể so sánh với trường Bưởi, trường Đồng Khánh. Ngày nay, Phan Đình Phùng là một trường THPT lớn, có chỉ tiêu tuyển sinh cao trong nội thành Hà Nội. Trong nhiều năm, trường là một trong năm trường THPT của Hà Nội có điểm tuyển học sinh lớp 10 cao nhất thành phố. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành lập từ năm 1927 với tên gọi ban đầu là trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký – tên nhà bác học lỗi lạc người Việt. Trường đã mang tên này trong nửa thế kỷ trước khi đổi tên thành PTTH Lê Hồng Phong vào năm học 1980-1981, đến năm 1990 là THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Không chỉ đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trường còn là nơi diễn ra nhiều phong trào yêu nước trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng THPT chuyên Quốc học Huế và THPT Chu Văn An là 3 trường THPT chất lượng cao của Việt Nam. Ảnh: Giabaophuc (Panoramio). Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tiền thân là trường Grand Lycée Yersin được người Pháp thành lập năm 1927, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Được kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, trường đã được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Ấn tượng chính của ngôi trường là dãy nhà hình vòng cung với tháp chuông cao vút. Ảnh: Mai Nguyen Hoang (Flickr).
Thành lập ngày 17/3/1879, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Tiền Giang là ngôi trường THPT lâu đời nhất của Việt Nam. Khi mới thành lập, trường được đặt tên là Collège de My Tho, năm 1942 đổi tên là Collège Le Myre De Villers. Từ năm 1953 đến nay, trường mang tên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. GS Trần Đại Nghĩa và nhà văn Hồ Biểu Chánh là cựu học sinh của trường này. Ảnh: Yuht.N (Flickr).
Thành lập vào ngày 23/10/1896, Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế (thường gọi Quốc Học - Huế, hoặc Quốc Học) là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế. Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc đã từng theo học tại đây, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hiện nay, THPT chuyên Quốc Học - Huế là một trong ba trường trung học chất lượng cao của Việt Nam. Ảnh: Nguutonthat (Panoramio).
Năm 1907, ĐH Đông Dương chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Đây là cơ sở giáo dục bậc ĐH đầu tiên ở Đông Dương. Vì trường đã khích lệ phong trào yêu nước trong năm 1908-1909, thực dân Pháp đã cắt ngân sách và dừng hoạt động của trường cho tới năm 1917. Sau Cách mạng Tháng Tám, trường đổi tên thành ĐH Quốc gia Việt Nam, năm 1956 là ĐH Tổng hợp và từ 1993 thì lấy tên ĐH Quốc gia Hà Nội. Ngày nay, ĐH Quốc gia Hà Nội giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo tầng lớp tri thức với hệ thống giáo dục uy tín hàng đầu Việt Nam. Ảnh: Đăng Định (Panoramio).
Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat) được thành lập ở Hà Nội năm 1908. Người Hà Nội thường gọi là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn làm thầy giáo cũng đã dạy học tại đây. Năm 1945, trường đổi tên thành Chu Văn An, tên vị danh sư thời Trần. Cũng như trường Quốc học Huế, THPT Chu Văn An là một trong 3 trường trung học trọng điểm của Việt Nam.
Thành lập từ năm 1915, THPT Nguyễn Thị Minh Khai ban đầu được gọi là trường Nữ Sinh Áo Tím do đây là trường nữ học và đồng phục là áo dài tím. Năm 1922, trường được khắc tên chính thức là Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Của Thiếu Nữ Bản Xứ), năm 1940 đổi thành Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long, năm 1953 là Trường Nữ Trung học Gia Long. Các phong trào yêu nước do nữ sinh của trường tiến hành đã khiến nhiều thế hệ nữ sinh được gọi là Áo Tím trên khắp miền Nam. Sau năm 1975, trường mang tên nhà nữ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và giữ vai trò là một trong những lá cờ đầu của nền giáo dục TP HCM.
Trong các trường THCS ở Hà Nội, Trưng Vương là ngôi trường lâu đời nhất. Trường được thành lập năm 1917, khi ấy mang tên Đồng Khánh, là một trường dành cho nữ sinh. Sau Cách mạng, trường được đổi tên thành Trưng Vương và dành cho cả học sinh nam và nữ. Ngày nay, trường THCS Trưng Vương là một trong những lá cờ đầu của giáo dục thủ đô, với nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy. Ảnh: Vudoanket (Panoramio).
Năm 1919, Pháp cho thành lập hai trường dành cho con em các quan chức người Việt tại Hà Nội là Grand Lycée (đào tạo các lớp trên) và Petit Lycée (đào tạo các lớp dưới). Năm 1954, hai trường hợp nhất dưới cái tên Albert Sarraut (tên của toàn quyền Đông Dương từ 1911 – 1919). Sau giải phóng, cái tên Albert Sarraut bị xóa bỏ. Năm 1960, trường được phân chia thành PTTH Hoàn Kiếm (học sáng) và PTTH Trần Phú (học chiều). Năm 1995, hai trường sáp nhập, lấy tên THPT Trần Phú. Tháng 2/2009 trường đổi tên thành THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm.
Trường THPT Phan Đình Phùng có lịch sử từ năm 1923, với cái tên École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Đông Dương). Thời bấy giờ, ngôi trường này là một trường học lớn dành cho người Việt, về tầm vóc có thể so sánh với trường Bưởi, trường Đồng Khánh. Ngày nay, Phan Đình Phùng là một trường THPT lớn, có chỉ tiêu tuyển sinh cao trong nội thành Hà Nội. Trong nhiều năm, trường là một trong năm trường THPT của Hà Nội có điểm tuyển học sinh lớp 10 cao nhất thành phố.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành lập từ năm 1927 với tên gọi ban đầu là trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký – tên nhà bác học lỗi lạc người Việt. Trường đã mang tên này trong nửa thế kỷ trước khi đổi tên thành PTTH Lê Hồng Phong vào năm học 1980-1981, đến năm 1990 là THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Không chỉ đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trường còn là nơi diễn ra nhiều phong trào yêu nước trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng THPT chuyên Quốc học Huế và THPT Chu Văn An là 3 trường THPT chất lượng cao của Việt Nam. Ảnh: Giabaophuc (Panoramio).
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tiền thân là trường Grand Lycée Yersin được người Pháp thành lập năm 1927, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Được kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, trường đã được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Ấn tượng chính của ngôi trường là dãy nhà hình vòng cung với tháp chuông cao vút. Ảnh: Mai Nguyen Hoang (Flickr).