Buồng trứng được coi là tuyến sinh dục của người nữ. Mỗi người nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung. Trên buồng trứng có một điểm để làm lối ra vào cho các mạch máu và thần kinh gọi là rốn (hilus) buồng trứng. Buồng trứng do các tế bào sinh dục và tế bào cơ thể hợp thành. Khi tuổi thai được 5 tuần, khoảng 300 - 1.300 tế bào sinh dục trong buồng trứng được tạo ra bởi lớp bên trong của phôi thai. Chúng không ngừng phân chia và đạt tới con số 6-7 triệu khi tuổi thai được 5-7 tháng. Mặt khác, khi thai được 3-7 tháng, các tế bào sinh dục này (gọi là tế bào noãn mẫu) bắt đầu phân chia không hoàn toàn mà chỉ dừng lại nửa chừng. Cũng từ đó, lượng tế bào noãn mẫu không chỉ sinh thêm mà còn liên tục thoái hóa và giảm bớt. Khi trẻ ra đời, tổng số tế bào noãn mẫu trong buồng trứng là khoảng 2 triệu, đến giai đoạn dậy thì sẽ có khoảng 3- 4 triệu.Phụ nữ trưởng thành mỗi tháng có một trứng chín và rụng, trong cả cuộc đời sẽ có khoảng 400 trứng rụng, chưa bằng một phần vạn trong tổng số tế bào noãn mẫu. Khi người phụ nữ mãn kinh, các tế bào noãn mẫu trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít, hoặc do tế bào trứng thoái hóa quá nhanh, nên bị mãn kinh sớm. Trứng ở người phụ nữ là tế bào lớn nhất của con người, có đường kỉnh khoảng 120 micromet. Mỗi tháng cơ thể nữ giới đều sẵn sàng cho việc thụ thai với biểu hiện rõ nhất là 1 tế bào trứng trưởng thành và rụng khỏi buồng trứng mỗi tháng. Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa chu kỳ (khoảng ngày 14) nhưng chu kỳ "nguyệt san" thường hay thay đổi. 2 buồng trứng thay nhau thực hiện nhiệm vụ vào mỗi tháng. Trứng sống được khoảng từ 12 - 24 giờ sau khi rụng. Một số phụ nữ bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới khi trứng chín và rụng xuống.
Buồng trứng được coi là tuyến sinh dục của người nữ. Mỗi người nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung. Trên buồng trứng có một điểm để làm lối ra vào cho các mạch máu và thần kinh gọi là rốn (hilus) buồng trứng.
Buồng trứng do các tế bào sinh dục và tế bào cơ thể hợp thành. Khi tuổi thai được 5 tuần, khoảng 300 - 1.300 tế bào sinh dục trong buồng trứng được tạo ra bởi lớp bên trong của phôi thai.
Chúng không ngừng phân chia và đạt tới con số 6-7 triệu khi tuổi thai được 5-7 tháng. Mặt khác, khi thai được 3-7 tháng, các tế bào sinh dục này (gọi là tế bào noãn mẫu) bắt đầu phân chia không hoàn toàn mà chỉ dừng lại nửa chừng.
Cũng từ đó, lượng tế bào noãn mẫu không chỉ sinh thêm mà còn liên tục thoái hóa và giảm bớt. Khi trẻ ra đời, tổng số tế bào noãn mẫu trong buồng trứng là khoảng 2 triệu, đến giai đoạn dậy thì sẽ có khoảng 3- 4 triệu.
Phụ nữ trưởng thành mỗi tháng có một trứng chín và rụng, trong cả cuộc đời sẽ có khoảng 400 trứng rụng, chưa bằng một phần vạn trong tổng số tế bào noãn mẫu. Khi người phụ nữ mãn kinh, các tế bào noãn mẫu trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít, hoặc do tế bào trứng thoái hóa quá nhanh, nên bị mãn kinh sớm.
Trứng ở người phụ nữ là tế bào lớn nhất của con người, có đường kỉnh khoảng 120 micromet.
Mỗi tháng cơ thể nữ giới đều sẵn sàng cho việc thụ thai với biểu hiện rõ nhất là 1 tế bào trứng trưởng thành và rụng khỏi buồng trứng mỗi tháng. Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa chu kỳ (khoảng ngày 14) nhưng chu kỳ "nguyệt san" thường hay thay đổi. 2 buồng trứng thay nhau thực hiện nhiệm vụ vào mỗi tháng.
Trứng sống được khoảng từ 12 - 24 giờ sau khi rụng. Một số phụ nữ bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới khi trứng chín và rụng xuống.