Uống thuốc tránh thai là không bao giờ dính bầu? Không có biện pháp tránh thai nào là hoàn hảo. Nếu đã chọn uống thuốc hàng ngày là biện pháp tránh thai thường xuyên thì bạn cần biết, một số loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sẽ khiến hiệu quả của thuốc bị ảnh hưởng ít nhiều, ví dụ như: kháng sinh rifampin, kháng nấm griseofulvin... Tất cả các loại thuốc tránh thai đều như nhau? Hoàn toàn sai! Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai, và mỗi loại đều có thành phần riêng biệt, có thể có tác dụng với người này nhưng lại không kém hiệu quả với người khác. Bạn có thể phải thử vài loại mới tìm ra sản phẩm phù hợp với mình. Thuốc tránh thai giúp tăng vòng 1? Một số bạn nữ nghĩ rằng “núi đôi” của họ trở nên đầy đặn hơn khi dùng thuốc nhưng điều này không có cơ sở khoa học nào đảm bảo. Một số loại thuốc nhất định sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến người dùng khác nhau. Vì thế, nếu cô bạn thân của bạn dùng thuốc mà cải thiện được kích cỡ cặp tuyết lê thì chưa chắc bạn cũng đạt được điều tương tự đâu nhé.Thuốc tránh thai khiến bạn tăng cân? Đúng là một số phụ nữ có tăng cân khi đang sử dụng thuốc, và đây chính là một trong các lý do khiến vòng một của họ trở nên đầy đặn hơn. Tuy nhiên, không hề có mối tương quan trực tiếp giữa những viên thuốc nhỏ bé này và việc tăng cân đâu bạn ạ, ít nhất là theo các nghiên cứu khoa học. Thuốc tránh thai gây ung thư? Nghiên cứu mới đây trên tạp chí Y dược của Anh đã chứng minh quan niệm oestrogen trong thuốc viên tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư vú là hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, phụ nữ mắc ung thư vú không phải do uống thuốc tránh thai mà do lịch sử gia đình và lối sống tiêu cực. Thuốc tránh thai gây loãng xương? Dù thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương nhưng không có bằng chứng cho thấy uống thuốc gây ra loãng xương hoặc gãy xương.Thuốc là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh? Thuốc tránh thai không gây dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong bụng hay đã chào đời, ngay cả khi bạn vẫn sử dụng thuốc khi chưa biết mình có bầu. Uống thuốc tránh thai cho đẹp da? Có một số chị em sau khi uống thuốc thấy da dẻ mịn màng, giảm hẳn mụn trứng cá nên thích quá, chịu khó uống thuốc và… phổ biến cho nhiều người cùng uống để chữa nám da và mụn trứng cá. Nếu nghĩ theo cách ấy, có lẽ nên đổi tên là thuốc làm đẹp da thì hơn. Nhưng sứ mệnh của thuốc tránh thai là tránh thai, các tác dụng khác chỉ là phụ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Phụ nữ trên 35 tuổi không nên dùng thuốc ngừa thai? Hiện nay thuốc ngừa thai có hàm lượng nội tiết thấp, ít có ảnh hưởng đến tim mạch, chuyển hóa. Do vậy nếu bạn trên 35 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, không có chống chỉ định dùng thuốc ngừa thai và không hút thuốc lá thì bạn có thể dùng thuốc cho đến khi mãn kinh.
Uống thuốc tránh thai là không bao giờ dính bầu? Không có biện pháp tránh thai nào là hoàn hảo. Nếu đã chọn uống thuốc hàng ngày là biện pháp tránh thai thường xuyên thì bạn cần biết, một số loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sẽ khiến hiệu quả của thuốc bị ảnh hưởng ít nhiều, ví dụ như: kháng sinh rifampin, kháng nấm griseofulvin...
Tất cả các loại thuốc tránh thai đều như nhau? Hoàn toàn sai! Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai, và mỗi loại đều có thành phần riêng biệt, có thể có tác dụng với người này nhưng lại không kém hiệu quả với người khác. Bạn có thể phải thử vài loại mới tìm ra sản phẩm phù hợp với mình.
Thuốc tránh thai giúp tăng vòng 1? Một số bạn nữ nghĩ rằng “núi đôi” của họ trở nên đầy đặn hơn khi dùng thuốc nhưng điều này không có cơ sở khoa học nào đảm bảo. Một số loại thuốc nhất định sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến người dùng khác nhau. Vì thế, nếu cô bạn thân của bạn dùng thuốc mà cải thiện được kích cỡ cặp tuyết lê thì chưa chắc bạn cũng đạt được điều tương tự đâu nhé.
Thuốc tránh thai khiến bạn tăng cân? Đúng là một số phụ nữ có tăng cân khi đang sử dụng thuốc, và đây chính là một trong các lý do khiến vòng một của họ trở nên đầy đặn hơn. Tuy nhiên, không hề có mối tương quan trực tiếp giữa những viên thuốc nhỏ bé này và việc tăng cân đâu bạn ạ, ít nhất là theo các nghiên cứu khoa học.
Thuốc tránh thai gây ung thư? Nghiên cứu mới đây trên tạp chí Y dược của Anh đã chứng minh quan niệm oestrogen trong thuốc viên tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư vú là hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, phụ nữ mắc ung thư vú không phải do uống thuốc tránh thai mà do lịch sử gia đình và lối sống tiêu cực.
Thuốc tránh thai gây loãng xương? Dù thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xương nhưng không có bằng chứng cho thấy uống thuốc gây ra loãng xương hoặc gãy xương.
Thuốc là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh? Thuốc tránh thai không gây dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong bụng hay đã chào đời, ngay cả khi bạn vẫn sử dụng thuốc khi chưa biết mình có bầu.
Uống thuốc tránh thai cho đẹp da? Có một số chị em sau khi uống thuốc thấy da dẻ mịn màng, giảm hẳn mụn trứng cá nên thích quá, chịu khó uống thuốc và… phổ biến cho nhiều người cùng uống để chữa nám da và mụn trứng cá. Nếu nghĩ theo cách ấy, có lẽ nên đổi tên là thuốc làm đẹp da thì hơn. Nhưng sứ mệnh của thuốc tránh thai là tránh thai, các tác dụng khác chỉ là phụ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm trong đó có rối loạn kinh nguyệt.
Phụ nữ trên 35 tuổi không nên dùng thuốc ngừa thai? Hiện nay thuốc ngừa thai có hàm lượng nội tiết thấp, ít có ảnh hưởng đến tim mạch, chuyển hóa. Do vậy nếu bạn trên 35 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, không có chống chỉ định dùng thuốc ngừa thai và không hút thuốc lá thì bạn có thể dùng thuốc cho đến khi mãn kinh.