"Các trường phát ra giữa thạch anh không hề tương xứng với các hiện tượng vật lý nên thạch anh không hề có tác dụng như quảng cáo"
- Cô bé "gây cháy" được Trung tâm cảm xạ địa sinh học (Đại học Quốc tế Hồng bàng) cho đeo vòng "thạch anh đen" với giá 1 triệu đồng. Theo các nhà khoa học, vòng này cũng không có năng lượng để có thể ngăn cản bức xạ hay các hiện tượng vật lý xảy ra.
Chỉ là vòng gỗ hóa đá
[links(left)]Chuyên gia địa chất học, GS.TSKH Phan Trường Thị khẳng định, vòng đeo cho cô bé có khả năng phát hỏa không phải là vòng thạch anh đen như cán bộ của Trung tâm cảm xạ địa sinh học khẳng định. GS.TSKH Phan Trường Thị đã xem chiếc vòng này qua các kênh thông tin khác nhau cho thấy, đó chỉ là vòng gỗ hóa đá! Theo vị chuyên gia này, trong các loại khoáng vật, không có loại nào được gọi là thạch anh đen, mà chỉ có thạch anh xám.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Hữu Hùng, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho hay, thạch anh thực chất là silic. Đá có màu xám là đá ở núi lửa do bị ám khói.
GS.TSKH Phan Trường Thị cũng nhấn mạnh rằng, đá thạch anh là loại khoáng vật khi kết tinh sẽ có tính chất áp điện. Tức khi được kích thích dòng điện nhỏ, đá sẽ phát ra dao động. Dao động này được dùng trong kỹ thuật vô tuyến điện như tạo ra sóng Am và Fm với điều kiện phải mài thạch anh thành tấm mỏng.
Còn khi đeo vào người, dòng nhân điện trong cơ thể sẽ tác động đến vòng tạo nên một dòng ion yếu kích thích kinh lạc cơ thể. Tuy nhiên, dòng điện này rất yếu nên không có khả năng ngăn chặn bức xạ hay ngăn chặn các khả năng của các hiện tượng vật lý phát ra từ người, điển hình ở trường hợp cô bé là nếu có khả năng phát nhiệt thực sự. "Các trường phát ra giữa thạch anh không hề tương xứng với các hiện tượng vật lý nên thạch anh không hề có tác dụng như quảng cáo. Đây là cách làm không chân thực, hình thức mê tín dị đoan", GS.TSKH Phan Trường Thị nhấn mạnh.
Còn đá như cô bé đeo, là gỗ hóa đá. Tức cây gỗ bị chìm trong dòng dung nham núi lửa cách đây hàng triệu năm. Lúc này, dưới lòng đất không có oxy, chất silic ngấm vào biến gỗ thành đá. Loại đá này hoàn toàn không có năng lượng chữa bệnh, càng không có ý nghĩa tâm linh. Đá chủ yếu được dùng làm đồ mỹ nghệ hay vòng đeo tay bình thường.
|
Những cục đá được các chuyên gia cảm xạ yêu cầu gối đầu cho cô bé gây cháy. |
Không có năng lượng
TS Vũ Văn Bằng, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Môi trường thương mại phong thủy khẳng định, sau sự kiện cô bé đeo vòng giảm khả năng gây cháy khiến dư luận bị loạn thông tin về đá thạch anh. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh các loại đá hoàn toàn không có năng lượng như mọi người nghĩ. "Đó là những tưởng tượng để bán sản phẩm. Thậm chí, có những người làm phong thủy, cảm xạ học... còn không biết đến cấu trúc hóa học của đá như thế nào mà đã tôn thờ lên thành vật quý có năng lượng chữa bệnh này nọ để lừa bịp dân", ông Bằng nói.
Để chứng minh điều mình nói, TS Vũ Văn Bằng cho hay ông đã từng đo năng lượng của đá thạch anh, kết quả cho thấy chúng chỉ có trường riêng do hấp thụ ánh sáng chứ không có năng lượng.
TS Nguyễn Hữu Hùng cũng phân tích: "Trong quan niệm nhiều người, dùng thạch anh có thể trấn yểm được một vài yếu tố. Nhưng tất cả đều chỉ là truyền miệng của một số người khá giả trước đây, còn khoa học chưa hề chứng minh điều này. Hay nói cách khác, ở góc độ nào đó chúng có năng lượng do phát sáng, tích nhiệt... nhưng không có tác dụng như quảng cáo của các nhà phong thủy, cảm xạ học. Tôi càng hoàn toàn không tin khả năng phát ra năng lượng lớn để có thể kìm hãm cô bé không gây cháy. Điều này cần chứng minh khoa học, chứ không thể nói suông".
Việc nhà cảm xạ học cho rằng khi đeo vòng giảm khả năng phát hỏa hay cô bé bị đau đầu do đeo vòng, các nhà khoa học đều nhất trí rằng, cần quá trình để chứng minh, như lập biểu đồ giám sát. "Điều này tránh tạo ra sự nhầm lẫn, tô vẽ thêm chức năng thần thánh của đá thạch anh vốn dĩ đã rất hỗn loạn trên thị trường từ trước đến nay. Đấy là chưa nói đến có khả năng về sự trùng hợp ngẫu nhiên khi đeo vòng vào người với thời điểm cô bé có sự thay đổi tâm, sinh lý bình thường".
GS.TSKH Phan Trường Thị
|
Hiền Dung