Theo ông Pershukov, dự án Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân của Việt Nam có tổng số vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD, từ nguồn vốn tín dụng của Nga. Sau khi hoàn thành, có khoảng từ 400 – 500 nhà khoa học làm việc thường trực tại đây.
Theo đó, một
lò hạt nhân mới có công suất khoảng 15MWt, gấp 30 lần công suất định danh của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay, với công nghệ hiện đại, an toàn. Địa điểm dự kiến xây dựng là xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 15km về hướng Đông Bắc.
|
Lò phản ứng hạt nhân mới sẽ lớn gấp 30 lần lò Đà Lạt hiện nay. |
Sau khi lò hạt nhân mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, lò hạt nhân Đà Lạt hiện tại có thể sẽ chấm dứt sứ mệnh lịch sử của mình sau hơn 50 năm hoạt động, tính từ thời điểm năm 1961.
Ngoài ra, một cơ sở khác sẽ được đặt tại Hà Nội có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu về lý thuyết.
Theo tính toán của Rosatom và bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân của Việt Nam dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2020. Song song với việc xây dựng, phía Rosatom cũng sẽ đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trung tâm.