Đâu đó trên mạng, ta có thể bắt gặp những thông tin, như: Kiện tướng cờ vua, cao thủ cờ vây, tuyển thủ Poker… bại trận bởi trí thông minh nhân tạo AI. Vậy thực sự, một sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, liệu đã có thể hạ đo ván chính nhân loại? – Câu trả lời là chưa, ít nhất, là trong lĩnh vực nhận diện hình ảnh.Dù được trang bị những công nghệ deep learning tối tân nhất, những cỗ máy AI trong lĩnh vực giám sát hình ảnh, vẫn có thể mắc sai lầm nghiêm trọng. Việc ngày càng nhiều AI được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống camera an ninh hay xe tự hành, rất đáng lo ngại. Việc phân tích sai hình ảnh có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.Các nhà nghiên cứu của đại học Berkeley, Washington và Chicago đã tập hợp khoảng 7.500 bức ảnh để thử thách AI. Những hình ảnh này được chụp ngẫu nhiên nhằm mục đích đánh lừa AI. Kết quả, các cỗ máy chỉ nhận diện được khoảng 2-3%. Tỉ lệ nhận diện chính xác của AI trong bài test chỉ đạt dưới 10%. Các lỗi nhận diện sai hình ảnh của AI được các nhà khoa học định nghĩa là “ảnh đối nghịch” – Adversarial image."Xác tàu đắm" là kết quả mà AI trả về cho bức ảnh này. Thực chất, “con tàu” lại là chiếc lá đang bị đám bọ nhí hè nhau khai thác.Hệ thống AI xác nhận bức ảnh này là “Đồng hồ mặt trời” trong khi thực chất, hình ảnh này là của một chiếc lan can màu đen.“Bọ cánh cam” là những gì AI nhận diện tấm hình này. Thứ đúng duy nhất là màu cam của những bắp ngô, còn bọ côn trùng thì trật lất. Hoặc có thể AI siêu việt này zoom lên và soi thấy những chú bọ cánh cam thật sự. Tuy vậy, thì AI này cũng cố tình “phớt lờ” đi những bắp ngô.Một người đàn ông cầm cần câu cá và đeo giỏ đựng cá thì lại được AI xác định thành “cầu thủ bóng chày”. Có lẽ AI không thể biết rằng, chẳng có vận động viên bóng chày nào lại đội mũ phớt cả.“Một con gấu đen” là những gì AI khẳng định chắc chắn về bức ảnh này. Tuy nhiên, có thể dễ nhận thấy, đây là hình một chú chó có bộ lông đen. Điểm chung duy nhất của chú chó này với kết luận “gấu đen”, có lẽ là nền tuyết, môi trường sống thường thấy của loài gấu.Tuy nhiên, từ những lỗi sai nghiêm trọng này của AI, chúng ta có thể dễ dàng xác định được xác suất thành công của các thuật toán nhân diện. Từ đó tiến hành nâng cấp chúng, để ứng dụng AI vào cuộc sống chính xác và an toàn hơn.Video Tất cả về AI, mạng neuron, máy học, deep learning - Nguồn: Phuong Smith@Youtube
Đâu đó trên mạng, ta có thể bắt gặp những thông tin, như: Kiện tướng cờ vua, cao thủ cờ vây, tuyển thủ Poker… bại trận bởi trí thông minh nhân tạo AI. Vậy thực sự, một sản phẩm trí tuệ do con người tạo ra, liệu đã có thể hạ đo ván chính nhân loại? – Câu trả lời là chưa, ít nhất, là trong lĩnh vực nhận diện hình ảnh.
Dù được trang bị những công nghệ deep learning tối tân nhất, những cỗ máy AI trong lĩnh vực giám sát hình ảnh, vẫn có thể mắc sai lầm nghiêm trọng. Việc ngày càng nhiều AI được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống camera an ninh hay xe tự hành, rất đáng lo ngại. Việc phân tích sai hình ảnh có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Các nhà nghiên cứu của đại học Berkeley, Washington và Chicago đã tập hợp khoảng 7.500 bức ảnh để thử thách AI. Những hình ảnh này được chụp ngẫu nhiên nhằm mục đích đánh lừa AI. Kết quả, các cỗ máy chỉ nhận diện được khoảng 2-3%. Tỉ lệ nhận diện chính xác của AI trong bài test chỉ đạt dưới 10%. Các lỗi nhận diện sai hình ảnh của AI được các nhà khoa học định nghĩa là “ảnh đối nghịch” – Adversarial image.
"Xác tàu đắm" là kết quả mà AI trả về cho bức ảnh này. Thực chất, “con tàu” lại là chiếc lá đang bị đám bọ nhí hè nhau khai thác.
Hệ thống AI xác nhận bức ảnh này là “Đồng hồ mặt trời” trong khi thực chất, hình ảnh này là của một chiếc lan can màu đen.
“Bọ cánh cam” là những gì AI nhận diện tấm hình này. Thứ đúng duy nhất là màu cam của những bắp ngô, còn bọ côn trùng thì trật lất. Hoặc có thể AI siêu việt này zoom lên và soi thấy những chú bọ cánh cam thật sự. Tuy vậy, thì AI này cũng cố tình “phớt lờ” đi những bắp ngô.
Một người đàn ông cầm cần câu cá và đeo giỏ đựng cá thì lại được AI xác định thành “cầu thủ bóng chày”. Có lẽ AI không thể biết rằng, chẳng có vận động viên bóng chày nào lại đội mũ phớt cả.
“Một con gấu đen” là những gì AI khẳng định chắc chắn về bức ảnh này. Tuy nhiên, có thể dễ nhận thấy, đây là hình một chú chó có bộ lông đen. Điểm chung duy nhất của chú chó này với kết luận “gấu đen”, có lẽ là nền tuyết, môi trường sống thường thấy của loài gấu.
Tuy nhiên, từ những lỗi sai nghiêm trọng này của AI, chúng ta có thể dễ dàng xác định được xác suất thành công của các thuật toán nhân diện. Từ đó tiến hành nâng cấp chúng, để ứng dụng AI vào cuộc sống chính xác và an toàn hơn.
Video Tất cả về AI, mạng neuron, máy học, deep learning - Nguồn: Phuong Smith@Youtube